Thay đổi phương thức xác định tỷ lệ nội địa hóa linh kiện ô tô
Miễn thuế nhập khẩu linh kiện lắp ráp ô tô đến hết năm 2027 Tỷ lệ nội địa hóa thấp khiến ô tô Việt có giá thành cao Tổng giám đốc Toyota Việt Nam nói gì về cam kết nội địa hóa? |
Nhằm thực hiện thực hiện "Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020" của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học - Công nghệ đã ban hành nhiều quy định liên quan tới phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa ô tô và mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu được quy định trong Quyết định 28/2004/QĐ-BKHCN, Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN và Thông tư 05/2012/TT-BKHCN.
Theo đó, việc chấm dứt hiệu lực của Quyết định 28/2004/QĐ-BKHCN, Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN và Thông tư 05/2012/TT-BKHCN đều do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành trước đây là hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Bộ Công thương cho biết, phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hoá đang áp dụng từ năm 2004 chưa phản ánh đầy đủ giá trị, hàm lượng công nghệ của các linh kiện trên ô tô trong tổng sản phẩm hoàn chỉnh.
Chẳng hạn, cùng một loại linh kiện nội, ngoại thất như nhau trên ô tô nhưng nếu vật liệu, công nghệ chế tạo khác nhau thì giá trị linh kiện chênh lệch lớn ở từng mẫu xe, phiên bản xe. Như cùng là bộ ghế, có mẫu xe dùng ghế chỉnh cơ, vỏ bọc bằng nỉ, nhưng cũng có mẫu xe dùng ghế điều chỉnh bằng điện, vỏ bọc da, có hệ thống sưởi... Song, cùng là ghế ô tô nên điểm nội địa hoá lại như nhau, trong khi tính năng công nghệ, chất liệu và giá thành khác nhau.
Hơn chục năm qua, Việt Nam đã tham gia, ký loạt FTA thế hệ mới, ví dụ như ATIGA, CPTPP, EVFTA, RCEP... Các cam kết đưa ra về gỡ bỏ hàng rào thuế quan với ô tô nhập khẩu và linh kiện ô tô nhập khẩu, theo lộ trình và sẽ tiến tới mức thuế 0%.
Tuy nhiên, để được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% nếu đạt tỷ lệ nội địa hoá nội khối nhất định theo cam kết của từng FTA, cách tính tỷ lệ nội địa hoá của Việt Nam phải đồng bộ với thông lệ quốc tế đang được các nước khu vực, thế giới áp dụng, đó là dựa theo tỷ lệ phần trăm về giá trị sản xuất trong nước. Nhưng, hiện Việt Nam vẫn sử dụng cách tính tỷ lệ nội địa hoá theo cụm chi tiết được sản xuất trong nước.
Bộ Giao thông Vận tải góp ý, các quy định về mức độ rời rạc của linh kiện ô tô hiện nay gây chồng chéo về quản lý, tạo thêm rào cản cho doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nước, nên cần rà soát, bãi bỏ.
"Việc loại bỏ quy định về mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu là điều cấp thiết, để phát triển ngành công nghiệp ô tô bền vững, hội nhập với thế giới", bộ Giao thông Vận tải nêu quan điểm.
Sau thời gian nhận góp ý từ các bộ, ngành, dự thảo Thông tư bỏ cách tính tỷ lệ nội địa hoá với linh kiện ô tô vẫn đang được Bộ Khoa học & Công nghệ nghiên cứu, hoàn thiện.
Chính phủ từng đặt mục tiêu tỷ lệ nội địa hoá các loại xe phổ thông là 30% vào 2005, và tăng lên 60% vào 2010. Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hoá hiện này còn rất khiêm tốn, khoảng 10% với xe du lịch; 40-50% với ô tô tải và khoảng 55% với ô tô khách.
Honda là nhà sản xuất có nhiều giải thưởng ASEAN NCAP nhất ASEAN NCA vừa tổ chức Giải thưởng Thập kỷ nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập tổ chức. Trong đó, Honda trở thành nhà ... |
Đi vào đường cấm có thể bị tước giấy phép lái xe Phương tiện tham gia giao thông đường bộ đi vào đường có biển cấm có thể bị xử phạt lên tới 2 triệu đồng, đồng ... |
10 ô tô bán chạy nhất Đông Nam Á năm 2021: Toyota Hilux, Isuzu D-Max dẫn đầu 10 ô tô bán chạy nhất Đông Nam Á năm 2021, đáng chú ý các mẫu bán tải như Toyota Hilux, Isuzu D-Max vẫn được ... |