Một số quy định giao thông mới nổi bật có hiệu lực từ 1/11
TIN LIÊN QUAN | |
Quy định về độ tuổi khi tham gia giao thông đường bộ | |
Hiểu đúng về khái niệm vượt phải mới | |
Từ 1/11: Cấm rẽ trái nhưng vẫn được quay đầu xe | |
Vượt đèn vàng phạt như vượt đèn đỏ |
Thông tư số 6/2016 được thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” QCVN 41/2012/BGTVT và Thông tư số 27/2015/TT-BGTVT ngày 23/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc” QCVN 83:2015/BGTVT.
Thông tư số 06 của Bộ Giao thông Vận tải vềQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ quy định, hệ thống báo hiệu đường bộ gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ và rào chắn, cột km, cọc H, mốc lộ giới, gương cầu lồi, dải phân cách có lan can phòng hộ.
Quy chuẩn áp dụng cho các tuyến đường bộ trong mạng lưới đường bộ Việt Nam gồm: đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng...
Sau đây là những điểm mới trong QCVN 41/2016/BGTVT:
Cấm rẽ trái nhưng vẫn được quay đầu xe
Ở Quy chuẩn 41 năm 2012, biển cấm rẽ trái (P.123a) có tác dụng cấm các phương tiện giao thông rẽ trái kèm việc cấm các phương tiện giao thông quay đầu xe tại điểm có biển báo P.123a. Nhưng theo QCVN 41:2016/BGTVT mới ban hành, quan niệm "cứ cấm rẽ trái là cấm quay đầu" sẽ không còn giá trị.
Cấm rẽ trái nhưng vẫn được quay đầu xe |
Nội dung cụ thể của Quy chuẩn mới:
“Để báo cấm rẽ trái hoặc rẽ phải (theo hướng mũi tên chỉ) ở những vị trí đường giao nhau, phải đặt biển số P.123a “Cấm rẽ trái” hoặc biển số P.123b “Cấm rẽ phải”. Biển không có giá trị cấm quay đầu xe. Biển có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang phí trái hoặc phía phải trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
Trước khi đặt biển cấm rẽ, cần đặt biển chỉ dẫn hướng đi thích hợp”.
Theo đó, biển báo P.123a sẽ chỉ cấm các phương tiện không được rẽ trái tại vị trí đặt biển báo và không còn điều khoản cấm các phương tiện quay đầu tại vị trí đặt biển báo nữa hay nói ngắn gọn hơn, các phương tiện sẽ được phép quay đầu tại vị trí có đặt biển cấm rẽ trái 123a.
Dừng xe khi thấy đèn vàng
Theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ ban hành kèm Thông tư 06/2016 của Bộ Giao thông Vận tải, từ 1/11/2016, khi tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “vạch dừng xe”, nếu không có vạch sơn “vạch dừng xe” thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
Dừng khi thấy đèn vàng |
Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.
Ở nơi đường giao nhau vừa có đèn tín hiệu vừa có biển báo hiệu và vạch sơn thì lái xe phải tuân theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu.
Trường hợp đèn tín hiệu tắt hoặc có đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì lái xe phải tuân theo biển báo hiệu và vạch sơn theo thứ tự hiệu lực đã quy định.
Khái niệm vượt phải mới
Quy chuẩn 41/2016 định nghĩa cụ thể khái niệm về vượt phải như sau:
Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều. Các phương tiện không được phép vượt phải nhau trừ một số trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ.
Khái niệm vượt phải mới |
Điểm quan trọng nhất trong định nghĩa này là làm rõ "vượt ở các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều". Như vậy ở đường mà một chiều có từ hai làn đường trở lên thì không thể bắt lỗi vượt phải.
Bên cạnh đó, để tránh những hiểu nhầm khác, quy chuẩn này còn chỉ ra cách vượt xe đúng luật như sau:
Xe trên các làn chạy nhanh hơn nhau là tình huống giao thông mà các phương tiện trên các làn theo cùng một chiều đường của các đường có nhiều hơn hai làn đường mỗi chiều có thể chạy nhanh hơn nhau miễn là tuân thủ quy định về tốc độ và loại phương tiện sử dụng làn đường. Khi chuyển làn phải tuân thủ theo quy tắc giao thông đường bộ.
Quy định mới về đè vạch liền
Quy định mới về đè vạch liền |
Cũng theo quy chuẩn mới 41/2016, quy định về vạch kẻ đường rõ ràng hơn khi tách thành các nhóm vạch dành cho hai chiều xe chạy và vạch dành cho xe chạy cùng chiều.
Theo quy định này, vạch liền tại ngã tư sẽ xuất hiện trong quy chuẩn với tên gọi vạch 2.2, xe không được phép lấn làn và không được đè lên vạch.
Quy định mới về cách cắm biển báo
Quy chuẩn mới cũng quy định rõ hơn về cách cắm biển báo để hạn chế các tranh cãi xảy ra do biển báo gây khó cho người tham gia giao thông.
Quy chuẩn mới 41/2016 viết: Trên những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn. Trong các trường hợp không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn, thì có thể lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy.
Xe bán tải được coi là xe con
Quy chuẩn 341/2012 chưa có quy định cụ thể nên xảy ra những tranh luận gay gắt về việc xe bán tải có được coi là xe con trong các tình huống phân làn, đi vào giờ cấm hay không. Một số cho rằng đó là xe con vì tính theo khối lượng chuyên chở và số chỗ. Một số lại nhận định đó là xe tải vì mang biển "C".
Xe bán tải Toyota Hilux |
Khái niệm về xe bán tải được nêu rõ ràng theo quy chuẩn mới. Theo đó, xe bán tải (pickup) có kết cấu thùng chở hàng đi liền với thân xe, có khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (giấy chứng nhận đăng kiểm) nhỏ hơn 1,5 tấn và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống thì được xem là xe con. Với quy định này, thì từ 1/11 tới, khi bộ quy chuẩn chính thức có hiệu lực, xe bán tải khi đi ra ngoài đường có thể chạy vào làn xe con mà không bị xử phạt.
(Tổng hợp)
Những điều cần biết khi bật đèn xin nhan báo rẽ Theo Luật giao thông đường bộ: “Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng ... |
Qua hầm đường bộ không bật đèn bị phạt hơn 1 triệu Người điều khiển ô tô nếu không bật đèn chiếu sáng khi qua hầm đường bộ có thể bị phạt tiền từ 800 nghìn-1,2 triệu ... |
Đi xe máy không gương có bị xử phạt? Theo Luật giao thông đường bộ, hành vi điều khiển xe máy tham gia giao thông không có gương chiếu hậu là vi phạm luật ... |
Dừng, đỗ xe sai quy định có thể phạt tới 6 triệu đồng Nghị định 46/2016 bắt đầu có hiệu lực từ 1/8, các phương tiện giao thông dừng, đỗ xe sai quy định sẽ bị xử phạt ... |
Những lỗi nào của người lái ô tô bị phạt nặng nhất Điểm đáng chú ý của Nghị định 46/2016 quy định xử phạt vi phạm giao thông là việc tăng mức phạt người lái ôtô vi phạm ... |
Những lỗi nào của người đi xe máy bị phạt nặng nhất Với những lỗi như thả tay, lạng lách, chạy sai số bánh quy định mà người đi xe máy gây tai nạn hoặc không tuân ... |
Lái xe say rượu, bia bị phạt tới 18 triệu đồng AutoBikes.vn - Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1/8/2016 sẽ nâng mức phạt tiền và với người sử dụng rượu bia khi ... |