Quy định về độ tuổi khi tham gia giao thông đường bộ
TIN LIÊN QUAN | |
Đi xe máy không gương có bị xử phạt? | |
Dừng, đỗ xe sai quy định có thể phạt tới 6 triệu đồng | |
Lái xe say rượu, bia bị phạt tới 18 triệu đồng | |
Xe chạy quá tốc độ bị phạt đến 8 triệu đồng |
Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3 |
Quy định về độ tuổi:
Tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ quy định về độ tuổi, sức khỏe lái xe tham gia giao thông quy định:
- Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
- Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
- Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
- Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
- Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
- Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Điều kiện Giấy phép lái xe
Tại Điều 59 Luật Giao thông đường bộ quy định:
- Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
- Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
- Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
Xử phạt hành vi vi phạm - Ảnh minh họa |
Quy định về xử phạt với hành vi vi phạm:
Điều 21 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới:
- Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi vi phạm: Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
- Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô, có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên;
Nếu lái xe thì ngoài việc bị phạt ra, người giao xe (chủ xe) cho người vi phạm sẽ bị phạt theo quy định tại Điểm đ, Khoản 4, Điều 30, Nghị định 46/2016/NĐ-CP:
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng).
Cũng tại Khoản 3, Điều 134, Luật xử lý vi phạm hành chính quy định
Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.
(Tổng hợp)
Những điều cần biết khi bật đèn xin nhan báo rẽ Theo Luật giao thông đường bộ: “Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng ... |
Qua hầm đường bộ không bật đèn bị phạt hơn 1 triệu Người điều khiển ô tô nếu không bật đèn chiếu sáng khi qua hầm đường bộ có thể bị phạt tiền từ 800 nghìn-1,2 triệu ... |
Phạt tới 3 triệu đồng khi quên gạt chân chống xe Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển môtô, xe gắn máy phạm lỗi "sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang ... |
Hiểu đúng về khái niệm vượt phải mới Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, theo đó quy chuẩn 41/2016 mới ... |
Những lỗi nào của người đi xe máy bị phạt nặng nhất Với những lỗi như thả tay, lạng lách, chạy sai số bánh quy định mà người đi xe máy gây tai nạn hoặc không tuân ... |
Không thắt dây an toàn bị xử phạt bao nhiêu? Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ, phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng đối với hành vi không ... |
Nghị định 46: Chạy quá tốc độ, “say rượu” phạt 8-18 triệu! AutoBikes.vn- Hôm nay, 1/8/2016, Nghị định 46/2016/NĐ-CP (Nghị định 46) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ... |