Vượt đèn vàng bị phạt tới 2 triệu đồng
Quy định về tín hiệu đèn giao thông
Khoản 1, Điều 11 Luật Giao thông đường bộ quy định, "người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ" (bao gồm cả tín hiệu đèn giao thông).Quy tắc cụ thể quy định tại Khoản 3, Điều 10, như sau:
- Tín hiệu xanh là được đi.
- Tín hiệu đỏ là cấm đi.
- Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Theo đó, đèn vàng là tín hiệu báo cho người tham gia giao thông chuẩn bị tư thế dừng lại để bảo đảm an toàn.
Vượt đèn vàng trong tình huống nào bị xử phạt?
Dừng khi thấy đèn vàng |
Đối với việc xác định lỗi vi phạm "không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông" để tiến hành xử phạt theo quy định của Nghị định 46/2016/NĐ-CP, các lực lượng chức năng sẽ căn cứ quy định tại Khoản 3, Điều 10 Luật Giao thông đường bộ, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ và hành vi cụ thể của người tham gia giao thông để xác định lỗi vi phạm.
Trong trường hợp người tham gia giao thông đã đi quá vạch dừng mà đèn tín hiệu giao thông mới chuyển từ màu xanh sang màu vàng thì được đi tiếp và không bị xử phạt; hoặc trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy thì được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường và cũng không bị xử phạt.
Vượt đèn vàng có thể bị phạt tới 2 triệu đồng |
Mức xử phạt khi vượt đèn vàng?
Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm giao thông trong lĩnh vực đường bộ, từ 1/8 khi tham gia giao thông nếu vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như vượt đèn đỏ, mức tiền từ 1,2 đến 2 triệu đồng.
Người đi môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy nếu vượt đèn vàng bị phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng. Người đi xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác sẽ bị phạt ở mức phạt 60.000-80.000 đồng.
Riêng người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dụng số tiền phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng.
Tuyết Minh (theo LSVN)
Quy định về độ tuổi khi tham gia giao thông đường bộ AutoBikes.vn - Luật Giao thông quy định: Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe và có giấy phép lái xe phù hợp với loại ... |
Qua hầm đường bộ không bật đèn bị phạt hơn 1 triệu Người điều khiển ô tô nếu không bật đèn chiếu sáng khi qua hầm đường bộ có thể bị phạt tiền từ 800 nghìn-1,2 triệu ... |
Đi xe máy không gương có bị xử phạt? Theo Luật giao thông đường bộ, hành vi điều khiển xe máy tham gia giao thông không có gương chiếu hậu là vi phạm luật ... |
Dừng, đỗ xe sai quy định có thể phạt tới 6 triệu đồng Nghị định 46/2016 bắt đầu có hiệu lực từ 1/8, các phương tiện giao thông dừng, đỗ xe sai quy định sẽ bị xử phạt ... |
Những lỗi nào của người đi xe máy bị phạt nặng nhất Với những lỗi như thả tay, lạng lách, chạy sai số bánh quy định mà người đi xe máy gây tai nạn hoặc không tuân ... |
Không thắt dây an toàn bị xử phạt bao nhiêu? Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ, phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng đối với hành vi không ... |
Tự ý thay đổi kết cấu xe có thể bị phạt tới 2 triệu đồng Theo Luật giao thông đường bộ, nếu chủ phương tiện tự ý thay đổi kết cấu xe, khi tham gia giao thông sẽ bị xử ... |