Bỏ Thông tư 20: Lợi bất cập hại
TIN LIÊN QUAN | |
Thông tư 20: Nên bỏ hay giữ ? (P2) | |
Thông tư 20: Nên bỏ hay giữ ? (P1) | |
Rolls-Royce kiến nghị 4 lý do giữ Thông tư 20 | |
Xóa Thông tư 20, làng ô tô kêu cứu |
Những tranh luận liên quan đến các nội dung của Thông tư 20/2011/TT-BCT tiếp tục là đề tài quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp trong ngành ô tô và dư luận trong những ngày gần đây.
Tại cuộc tọa đàm mở “Nhập ô tô: Giữ hay bỏ Thông tư 20?” được tổ chức tại Hà Nội ngày 11/8, số lượng đại diện các doanh nghiệp nhập ô tô được ủy quyền và không được ủy quyền xuất hiện nhiều hơn, tiếp tục tranh luận các vấn đề xung quanh chính về giá xe, chất lượng xe, vấn đề “độc quyền” và trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng, triệu hồi xe…
Mua lẻ rẻ hơn mua buôn ?
Đại diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông Nguyễn Hữu Dung, Giám đốc Công ty Carmax, cho biết, việc kiểm soát giá nhập khẩu xe đã được cơ quan nhà nước là cơ quan Hải quan kiểm soát trên cơ sở tham vấn giá. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp nộp thuế xong mới được lấy xe ra. Trường hợp sau thông quan mà nghi ngờ có gian lận thì có các cơ quan chức năng chống buôn lậu và gian lận…
Tọa đàm “Nhập ô tô: Giữ hay bỏ Thông tư 20" ngày 11/8 tại Hà Nội. ảnh Bizlive |
“Việc xe nhập của chúng tôi thấp hơn các đơn vị ủy quyền, tôi cho rằng tất cả chi phí của chúng tôi – những công ty vừa và nhỏ - không giống với các anh nên giá thấp hơn. Về thuế đã có Bộ Tài chính quản lý, nếu giá thuế áp thấp hơn giá khai trước bạ, thì thuế cứ áp nộp thêm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp. Tất cả những cái đó chúng tôi chấp nhận. Vì chi phí chúng tôi thấp hơn chúng tôi chấp nhận lợi nhuận thấp hơn, chẳng hạn, lợi nhuận các anh 500 triệu đồng, chúng tôi chỉ cần 50 triệu” – ông Dung nói.
Ông Nguyễn Hữu Dung, Giám đốc Công ty Carmax. ảnh Bizlive |
Trái ngược với quan điểm này, đại diện các đơn vị nhập khẩu được ủy quyền như Porsche, Audi, Rolls-Royce…đều cho rằng vấn đề giá xe quá rõ ràng, không có chuyện một đơn vị nhập khẩu ủy quyền mua trực tiếp từ nhà sản xuất, số lượng lớn (so với không ủy quyền) đi cùng nhiều cam kết ràng buộc về doanh số lại có giá nhập cao hơn giá của các đơn vị không được ủy quyền thường nhập qua các đại lý, ở các khu vực thị trường khác nhau.
Ông Nguyễn Đức Dư Khương, Giám đốc chi nhánh Porsche Hà Nội, chia sẻ “Các doanh nghiệp nhập khẩu chính hãng chúng tôi nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất, chẳng hạn xe Porsche nhập và chuyển hàng trực tiếp từ Đức về. Còn những doanh nghiệp khác làm thế nào, sang Mỹ, Trung Đông mua lại của đại lý tức là mua cao hơn và có thêm các chi phí khác. Vậy tại sao về Việt Nam, các xe nhập ngoài này bán giá thấp hơn? Tôi tin Chính phủ hiểu tại sao họ bán được giá thấp hơn”.
Siết nhập khẩu là để đảm bảo lợi ích cả 3 bên
Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Audi Hà Nội, cho rằng, việc duy trì các quy định của Thông tư 20 chính là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thiết thực. Nếu có Thông tư 20, các hãng đều niêm yết giá chính thức và người tiêu dùng không lo là giá sai lệch hay lên xuống theo thị trường cũng như hóa đơn xuất đầy đủ.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Audi Hà Nội. ảnh Bizlive |
Vị giám đốc lấy ví dụ về một chiếc xe Audi A8 ở Hà Nội gặp phải vấn đề về ngập nước, mua không chính hãng với hóa đơn ghi giá 3 tỷ đồng (trong khi giá bán xe tại Mỹ khoảng 120.000 USD, khoảng 2,7 tỷ đồng). Khi gặp sự cố bảo hiểm, bên bảo hiểm đề nghị trả 3 tỷ đồng cho chủ xe và thu hồi lại tài sản thì không được chấp nhận vì giá trị thực của xe Audi A8 này lên tới 6 tỷ đồng.
Ông cũng chỉ ra hàng loạt các vấn đề về mạng lưới bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa sản phẩm mà các đơn vị không được ủy quyền không phải đầu tư và cũng không thể thực trách nhiệm với người dùng. Đặc biệt, khi công nghệ xe hơi ngày càng hiện đại, nếu không phải của chính hãng sản xuất thì không thể sửa chữa…
Ông Dũng nhấn mạnh, tất cả các hãng xe đều nhập khẩu đều có dòng chữ “Product for…”, nghĩa là với xe nhập về Việt Nam, các hãng đã nhiệt đới hóa về nhiên liệu và các điều kiện khí hậu: “ Xăng ở nước ngoài là A98, Việt Nam chỉ có A92. Mua xe ngoài vì sao xe cứ hai năm xe hỏng là vì nhiên liệu, còn điều hòa công suất yếu thì không mát, còn giảm sóc đường ở Mỹ tiêu chuẩn tốt không chịu ổ voi ô gà như Việt Nam nên họ phải nhiệt đới hóa, nếu đưa xe không phù hợp thì người tiêu dùng thiệt thòi. Không kể còn gặp phải chuyện nhập khẩu xe lỗi ở thị trường khác về. Có những năm nhập khẩu xe ngập lụt ở Mỹ về sửa tới 2 tỷ” – ông Dũng nói.
Ủy quyền chứ không độc quyền
Xung quanh ý kiến về vấn đề độc quyền trong phân phối, ông Nguyễn Đình Quyết, Giám đốc Công ty Hưng Hà, cho rằng vấn đề này chỉ là ngôn từ: “ Về bản chất các anh mua một cái thương quyền kinh doanh của hãng và trả tiền cho việc ấy, tất cả các dịch của anh cung cấp cho khách hàng là chất lương cao và họ phải tả iền cho việc ấy. Việc anh nói không độc quyền là hoàn toàn không đúng, bản thân tôi cũng đã đề nghị Hyundai và Kia cấp giấy ủy quyền cho tôi nhưng họ lắc vì có rồi.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Dũng cho biết: “Chúng tôi cũng bắt đầu từ doanh nghiệp nhỏ chứ không lớn từ đầu. Chúng tôi đáp ứng được yêu cầu của hãng và họ cử chúng tôi đại diện phân phối tại Việt Nam chứ không độc quyền tại Việt Nam. Tất cả các hãng Việt Nam không có chữ độc quyền mà chỉ có ủy quyền giữa các hợp đồng như Toyota Việt Nam– Nhật Bản mà chỉ ủy uyền sản xuất và phân phối. Khi nào đáp ứng được yêu cầu hệ thống showroom, khách hàng, minh bạch tài chính thì hãng họ chấp nhận. Các vị hiện cũng có thể nộp đơn xin làm đại lý, họ thấy đảm bảo và thấy thị trường Việt Nam cần hai ba nhà phân phối họ sẽ cấp”.
Phạm Anh Tuấn, Trưởng tiểu ban Chính sách của VAMA. ảnh Bizlive |
Ở khía cạnh khác, ông Phạm Anh Tuấn, Trưởng tiểu ban Chính sách Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam (VAMA) đề xuất sớm ban hành Nghị định thay thế Thông tư 20: “VAMA muốn nhân mạnh tầm quan trọng của dịch vụ sau bán hàng vì thời gian sử dụng của sản phẩm ô tô kéo dài trên 10 năm, cần được bảo hành định kỳ để ô tô luôn được duy trì hoạt đọng tốt nhất, đảm bảo bảo an toàn giao thông, môi trường. Chúng tôi chưa thấy nhà nhập khẩu không chính hãng tiến hành triệu hồi và điều này sẽ khiến chất lượng xe nhập ngoài không được đảm bảo an toàn tốt nhất”.
Dưới góc độ một chuyên gia trong lĩnh vực ô tô, Nguyễn Đông Phong, Phó trưởng phòng Phòng Chất lượng xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam, cho rằng, việc bỏ hoàn toàn Thông tư 20 là không hợp lý vì sẽ đảm bảo chất lượng hàng hóa liên quan tới kỹ thuật. Ông Phong cho biết, Cục Đăng kiểm đang chủ trì tham mưu xây dựng Thông tư mới của Bộ Giao thông Vận tải về việc kiểm soát chặt chẽ hơn các vấn đề kỹ thuật khi nhập khẩu xe ô tô, tương tự như với xe sản xuất lắp ráp như hiện nay, đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp.
theo VnMedia