Thông tư 20: Nên bỏ hay giữ ? (P2)
TIN LIÊN QUAN | |
Thông tư 20: Nên bỏ hay giữ ? (P1) | |
Rolls-Royce kiến nghị 4 lý do giữ Thông tư 20 | |
Xóa Thông tư 20, làng ô tô kêu cứu |
Là đơn vị có quan điểm để thị trường ô tô trăm hoa đua nở nhưng trong báo cáo tình hình kinh tế và hoạt động doanh nghiệp 6 tháng đầu năm, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng ghi nhận, Thông tư 20 đã làm tốt vai trò quan trọng của mình trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
“Khi Thông tư 20 hết hiệu lực và không được thay thế, chúng tôi lo ngại về việc ai sẽ đảm bảo chất lượng xe và dịch vụ khách hàng, các chiến dịch triệu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ nếu những nhà nhập khẩu không chính hãng sẽ dừng hoạt động kinh doanh sau đó vì những lý do nào đó”, báo cáo của VCCI nêu.
Dẫu vậy, không hiểu vì lý do gì, VCCI vẫn kiến nghị bỏ Thông tư 20 vì cho rằng số lượng doanh nghiệp được kinh doanh nhập khẩu phân phối ô tô bị hạn chế sẽ gây ra hiện tượng độc quyền, giá bán xe cao và người tiêu dùng bị thiệt.
Rolls-Royce Dawn vừa về Việt Nam dưới dạng quà tặng |
Bản thân những diễn biến thực tế của thị trường và những số liệu thống kê cũng chỉ ra khá nhiều thông tin ngược lại. Phó Vụ trưởng Vụ KHCN, Bộ GTVT Trần Quang Hà dẫn chứng, trước thời điểm ban hành Thông tư 20 (năm 2010), cả nước có 569 doanh nghiệp kinh doanh xe nhập khẩu với số lượng xe nhập gần 32.000 xe/năm (trung bình 50 xe/đơn vị/năm). Đến năm 2012, cả nước còn 58 doanh nghiệp nhập khẩu xe với số lượng 10.000 xe/năm, rồi tăng dần lên 81 doanh nghiệp/11.369 xe vào năm 2013; 209/24.242 xe năm 2014 và 311/47.929 xe năm 2015 (trung bình mỗi doanh nghiệp nhập 150 xe/năm).
"Diễn biến này cho thấy, số lượng các doanh nghiệp hoàn thiện các điều kiện của Thông tư 20 tăng dần lên cùng với mức tăng quy mô thị trường", ông Hà nhận xét.
Liên quan đến lo ngại giá xe bị đẩy lên cao, đại diện một đơn vị nhập khẩu ô tô cho biết, giá nhiều loại xe "độc quyền phân phối" tại Việt Nam thời gian qua vẫn giảm mạnh. Đơn cử như xe Audi A6, tại thời điểm 2011-2012 được bán tương đương 120.000 USD/xe, song nay chỉ còn 105.000 USD. BMW Series 3 trước được bán 75.000 USD/chiếc nay chỉ còn 62.000 USD/chiếc.
Tương tự, sự tồn tại của Thông tư 20 đã góp phần quan trọng tạo ra sự bùng nổ của hàng loạt thương hiệu Ford, Hyundai, Kia, Mazda, Peugeot, Mercedes…với nhiều mẫu xe lắp ráp trong nước, quy mô ngày càng lớn, tỷ lệ nội địa hóa cao, mặt bằng giá bán có xu hướng giảm.
Lo ngại việc bãi bỏ các quy định của Thông tư 20 có thể khiến thị trường trở lại thời kỳ “bát nháo” trước năm 2011, ông Đoàn Hiếu Trung, đại diện Rolls-Royce Motor Car Hanoi, cho rằng chính việc bỏ Thông tư 20 mới gây ra sự mất công bằng giữa các nhà nhập khẩu chính hãng và không chính hãng.
“Nếu bỏ Thông tư 20, các nhà nhập khẩu chính hãng bị đối xử không công bằng. Chúng tôi phải đầu tư rất nhiều về cơ sở bảo dưỡng sửa chữa, trưng bày, nhân sự đáp ứng cả nhu cầu khắt khe của hãng và Bộ Giao thông vận tải; đồng thời phải chịu trách nhiệm bảo hành, triệu hồi xe…, trong khi các nhà nhập khẩu không chính hãng không bị các điều kiện ràng buộc này”- ông Trung nói – “Cùng với đó, chúng tôi khai báo thuế một cách đầy đủ, chính xác với số thuế phải nộp cho mỗi xe ít nhất từ 10 tỷ đồng, có xe nộp tới 30 tỷ đồng tiền thuế; trong khi không ít doanh nghiệp không chính hãng gian lận khai báo thuế thấp, khiến nguồn thu thuế của Nhà nước không những không tăng mà còn giảm nếu Thông tư 20 bị bãi bỏ”.
Đại gia Cường 'đô la' tậu thêm siêu xe McLaren 570S Coupe AutoBikes.vn - Sau gần 1 tuần tậu “siêu ngựa” Ferrari 488 GTB màu trắng đầu tiên tại Việt Nam. Doanh nhân Quốc Cường hay Cường ... |
Rolls-Royce Dawn đầu tiên lăn bánh ở Việt Nam AutoBikes.vn - Mẫu mui xếp vải mềm Rolls-Royce Dawn đầu tiên vừa đặt chân đến Việt Nam, tuy nhiên, chưa có thông tin về chủ ... |
Loạt siêu xe vừa về Việt Nam để chạy thuế AutoBikes.vn- Nhiều mẫu siêu xe, xe sang vừa được đưa về Việt Nam như Rolls-Royce Wraith, Bentley Mulsanne hay Ferrari F12. |