Xung đột Nga và Ukaraine hàng loạt hãng ô tô phải tạm ngừng sản xuất
Chặng đua F1 Nga 2022 chính thức bị hủy Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine: Nguồn cung ô tô tiếp tục khan hiếm Ô tô nhập khẩu giảm mạnh, lo ngại khan hàng dịp đầu năm |
Vào hôm 24/2/2022 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát động chiến dịch quân sự, tấn công vào Ukraine. Cuộc chiến này đã nhanh chóng tác động không nhỏ đến các hãng xe ô tô.
Sau khi tấn công Ukraine, nước Nga đã bị một số quốc gia trên thế giới trừng phạt. Vào hôm 24/2, Mỹ đã công bố áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu đối với Nga. Điều này khiến các công ty ở Nga không thể tiếp cận những hàng hóa như linh kiện điện tử, máy tính, chip bán dẫn và phụ tùng máy bay. Hiện một số hãng xe hơi như Volkswagen và Renault đã phải lên kế hoạch tạm thời đóng cửa nhà máy hoặc thay đổi ca làm để tìm kiếm nguồn cung cấp linh phụ kiện thay thế.
Theo các công ty tư vấn J.D. Power và LMC Automotive, doanh số xe mới trên toàn cầu trong năm nay dự kiến sẽ giảm 400.000 chiếc so với dự đoán ban đầu, xuống còn 85,8 triệu chiếc. Trước cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, ngành công nghiệp ô tô thế giới cũng đang chật vật đối mặt với nguồn cung hạn hẹp vì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chip bán dẫn toàn cầu.
"Ngành công nghiệp ô tô với nguồn cung hạn hẹp và giá cả leo thang trên toàn cầu hiện lại phải chịu thêm áp lực vì tính chất nghiêm trọng của cuộc xung đột tại Ukraine", ông Jeff Schuster, chủ tịch mảng dự báo ngành công nghiệp ô tô toàn cầu của công ty LMC Automotive, phát biểu.
"Giá xăng dầu và nhôm tăng cao dự kiến sẽ ảnh hưởng đến sự sẵn sàng cũng như khả năng mua xe của khách hàng, ngay cả khi nguồn cung được cải thiện", ông Schuster cho biết thêm. "Chúng tôi đã giảm đáng kể con số dự đoán tại Ukraine và Nga vì cuộc xung đột leo thang giữa 2 nước này cũng như những hệ quả liên quan đến lệnh trừng phạt dành cho Nga".
Việc Nga tấn công Ukraine có thể khiến giá dầu tăng lên mức hơn 100 USD/thùng. Theo nhà phân tích Colin Langan đến từ công ty Wells Fargo, điều này sẽ gia tăng áp lực lạm phát lên người tiêu dùng châu Âu và Mỹ. Ông Langan cho biết, mặc dù người tiêu dùng sẵn lòng chi nhiều tiền hơn so với giá niêm yết của nhà sản xuất để mua ô tô mới nhưng giá xăng dầu liên tục duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi về lâu về dài của ngành công nghiệp.
Tập đoàn Volkswagen công bố họ sẽ tạm ngừng sản xuất tại 2 nhà máy ở Đức trong vài ngày vì nguồn cung linh phụ kiện từ Ukraine bị gián đoạn. Trong khi đó, tập đoàn Renault của Pháp sẽ tạm ngừng một số dây chuyền lắp ráp tại các nhà máy sản xuất ô tô ở Nga vào tuần tới vì thiếu phụ tùng. Hiện hãng Renault chưa nói rõ sẽ ngừng sản xuất mẫu xe nào tại nhà máy ở Nga. Phát ngôn viên của Renault chỉ cho biết rằng đây là hệ quả của việc xe tải chở phụ tùng không thể qua biên giới giữa Nga và các nước láng giềng.
Renault là một trong những hãng xe phương Tây bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Theo dữ liệu của Citibank, 8% lõi thu nhập của Renault đến từ Nga.
"Quá trình sản xuất bị gián đoạn chủ yếu là do việc kiểm soát chặt hơn tại biên giới giữa các nước. Chúng tôi buộc phải thay đổi nhiều lộ trình kho vận được thiết lập trước đó", đại diện của Renault Nga cho biết.
Tương tự tập đoàn mẹ Renault, hãng xe nội địa Avtovaz cũng có thể sẽ phải tạm ngừng một số dây chuyền sản xuất ô tô tại nhà máy ở miền Trung nước Nga trong 1 ngày vì thiếu các linh kiện điện tử. Tuy nhiên, Avtovaz không nhắc đến nguyên nhân là do Nga tấn công Ukraine.
Không chỉ các hãng ô tô mà những nhà cung cấp phụ tùng xe hơi cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Ví dụ như hãng lốp Nokian hay hai công ty phụ tùng ô tô Sumitomo Electric Industries và Valeo. Trong khi đó, Ford cảm thấy lo ngại vì cuộc chiến giữa Nga và Ukraine sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung của những kim loại hiếm như Paladi, bạch kim hay Rhodi. Đây đều là những kim loại hiếm được dùng trong bộ lọc khí thải của ô tô.
Theo ông Mark Wakefield, giám đốc công ty tư vấn AlixPartners, Nga hiện sản xuất khoảng 38% lượng Paladi toàn thế giới. "Không thể tưởng tượng được ngành công nghiệp ô tô thế giới sẽ thế nào nếu không có Paladi sản xuất tại Nga", ông Wakefield phát biểu. Tất nhiên, các nhà sản xuất ô tô sẽ chưa phải đối mặt ngay với tình trạng thiếu Paladi vì vẫn còn lượng dự trữ tại London của Anh.
Ngoài ra, giá nhôm hiện cũng bắt đầu tăng vì cuộc xung đột tại Ukraine, ông Wakefield cho biết. Nguồn cung nhôm từ Nga bị gián đoạn sẽ tăng thêm áp lực về chi phí cho các nhà sản xuất ô tô.
(Tổng hợp)
Từ 1/3, tăng cường kiểm soát vi phạm nồng độ cồn và ma túy trên cả nước Từ 1/3, Cảnh sát giao thông toàn quốc sẽ tăng cường tuần tra, kiểm soát vi phạm nồng độ cồn và ma túy đối với ... |
Phạt đến 2 triệu đồng nếu xe không đủ tiền trong tài khoản ETC Tài khoản thu phí tự động không dừng (ETC) nếu không duy trì đủ số tiền tối thiểu để qua trạm thu phí, tài xế ... |
Phân khúc hạng A tháng 1/2022: VinFast Fadil vẫn bán chạy nhất Dù tuyên bố ngừng bán, nhưng VinFast Fadil vẫn duy trì sức hút với hơn 1.400 xe được bán ra trong tháng 1/2022 |