Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine: Nguồn cung ô tô tiếp tục khan hiếm
Ford tạm ngừng sản xuất nhiều mẫu xe do thiếu chip bán dẫn Toyota cắt giảm tới 40% sản lượng xe ô tô vì thiếu chip Ngành xe hơi trầy trật chống đỡ cuộc khủng hoảng thiếu chip |
Thiếu chip |
Tình hình dịch Covid-19 chưa kịp lắng xuống, cuộc khủng hoảng thiếu chip điện tử, linh kiện ô tô được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Hiện tại, cả Nga và Ukraine đều là những nguồn cung cấp khí neon, palađi để sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới. Theo công ty nghiên cứu thị trường Techcet có trụ sở tại California (Mỹ), hầu hết nguồn cung cấp neon được sử dụng cho quá trình in thạch bản để sản xuất chip đều đến từ Nga và Ukraine. Vào thời điểm Nga và Ukraine xảy ra xung đột năm 2014, giá neon đã tăng 600%.
Ngoài Nam Phi, Nga là nhà cung cấp palađi lớn nhất thế giới. Theo Techcet, Nga cung cấp khoảng 33% lượng palađi trên toàn cầu. Đối với ngành công nghiệp ô tô, palađi cũng là kim loại chính được sử dụng cho các bộ chuyển đổi xúc tác. Sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine từ ngày 24.2 vừa qua, giá palađi đã tăng hơn 7%.
Lita Shon-Roy - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Techcet nhận định: “Điều này sẽ có tác động đến nguồn cung bán dẫn trên thế giới. Nguồn chip dùng cho sản xuất ô tô sẽ bị hạn chế và khiến giá cả nguyên liệu tăng lên”.
Thời gian giao hàng của các đại lý ô tô đến tay khách hàng đặt mua sẽ chậm trễ hơn khi kế hoạch sản xuất của nhiều nhà máy ô tô bị ảnh hưởng do thiếu linh kiện, chất bán dẫn...
Kariyanto Hardjosoemarto - Giám đốc điều hành kinh doanh và quản lý sản phẩm Mercedes-Benz Distribution Indonesia (MBDI) cho biết, tác động của cuộc khủng hoảng chip vào đầu năm nay sẽ còn tồi tệ hơn năm trước. Điều này khiến nguồn cung từ nhà máy bị đình trệ, đồng thời khiến việc giao xe đến tay người tiêu dùng bị trễ.
Theo ông Kariyanto Hardjosoemarto, cuộc khủng hoảng chip bán dẫn đang diễn ra trên toàn cầu. Các giải pháp, giảm thiểu và nghiên cứu để giải quyết vấn đề này đã được Mercedes-Benz thực hiện tại trụ sở chính ở Đức.
Hiện tại, tình trạng thiếu chất bán dẫn, chip điện tử, linh kiện... đang ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất của nhiều nhà máy ô tô trên thế giới. Một số mẫu mã không đủ nguồn cung trước nhu cầu ngày càng lớn trên thị trường. Thậm chí, có những dòng xe của Volkswagen, Ford... bán ra thị trường nhưng không có một số trang bị như màn hình cảm ứng do thiếu linh kiện sản xuất.
Tại Việt Nam, tình trạng thiếu linh kiện, chi phí vận chuyển tăng cao cũng khiến một số mẫu xe, chủ yếu là xe nhập khẩu rơi vào cảnh khan hàng. Giá bán nhiều mẫu xe lắp ráp trong nước gia tăng sau dịp Tết Nguyên đán 2022.
(Theo:Thanhnien)
Từ 1/3, tăng cường kiểm soát vi phạm nồng độ cồn và ma túy trên cả nước Từ 1/3, Cảnh sát giao thông toàn quốc sẽ tăng cường tuần tra, kiểm soát vi phạm nồng độ cồn và ma túy đối với ... |
Phạt đến 2 triệu đồng nếu xe không đủ tiền trong tài khoản ETC Tài khoản thu phí tự động không dừng (ETC) nếu không duy trì đủ số tiền tối thiểu để qua trạm thu phí, tài xế ... |
Phân khúc hạng A tháng 1/2022: VinFast Fadil vẫn bán chạy nhất Dù tuyên bố ngừng bán, nhưng VinFast Fadil vẫn duy trì sức hút với hơn 1.400 xe được bán ra trong tháng 1/2022 |