Ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc 'khuấy đảo' thị trường xe Việt
Sắp có thương hiệu ô tô Trung Quốc đầu tiên lắp ráp tại Việt NamRộng cửa nhập, ô tô 'Made in China' giá rẻ vẫn 'ế'Ôtô Trung Quốc bị chê thiếu an toàn |
Theo thống kế sơ bộ của Tổng cục Hải Quan, năm 2020, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng khoảng 105.000 ô tô nguyên chiếc các loại, giảm 24,5% so với 2019.
Dù vẫn nắm giữ những vị trí dẫn đầu ô tô nhập khẩu vào Việt Nam năm 2020 song Thái Lan và Indonesia lại sụt giảm sản lượng lần lượt 29% và 25% so với 2019, tương ứng với 52.700 và 35.000 xe. Chỉ riêng hai quốc gia này đã chiếm tới 83% tổng lượng ô tô con nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam.
Trong năm 2020, một số mẫu xe trước đây được nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia đã chuyển sang lắp ráp hoặc dừng bán như Honda CR-V, Jazz ; Mitsubishi Xpander AT. Trong 2021, mẫu xe bán tải bán chạy nhất phân khúc ở Việt Nam, Ford Ranger cũng chuyển sang lắp ráp thay vì nhập Thái Lan.
Ngoài ra, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 xe từ Thái Lan và Indonesia sụt giảm lượng xuất sang Việt Nam do hoạt động các nhà máy ở nước sở tại có thời điểm ngưng trệ bởi ảnh hưởng của dịch bệnh, nguồn cung vì thế gián đoạn.
Ở chiều ngược lại, lượng xe nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2020 lại tăng trưởng mạnh tới 46,7%, đạt hơn 7.400 ô tô các loại. Ngoài các dòng xe thương mại, ô tô 9 chỗ trở xuống sản xuất ở Trung Quốc cũng tạo được sự chú ý, tuy nhiên nhiều tranh luận xung quanh vấn đề chất lượng, an toàn cũng được đặt ra.
Ngay từ cuối quý I/2020, sau khi chuẩn bị “chấm dứt mối lương duyên” với Nissan, công ty Tan Chong chính thức đưa thương hiệu ô tô MG nguồn gốc Anh Quốc nhưng thuộc tập đoàn ô tô Thượng Hải - SAIC vào Việt Nam, khởi đầu cho sự trở lại của làn sóng ô tô Trung Quốc.
Ngay sau đó, đến lượt các nhà phân phối đưa Brilliance V7, và điển hình là mẫu xe Beijing X7 nhanh chóng tạo ra cơn sốt tại thị trường Việt Nam. Beijing X7 có giá bán chỉ từ 528-688 triệu đồng, rẻ hơn rất nhiều so với các đối thủ cùng phân khúc. Giá bán thấp, nhưng được trang bị hàng loạt các công nghệ của xe sang như: Ghế lái chỉnh điện, điều hòa tự động, camera 360 độ, màn hình cảm ứng trung tâm… khiến không ít khách hàng "đổ gục" trước sự hấp dẫn về mặt công nghệ nhưng lại có mức giá rất “bình dân”.
Sự có mặt của Baic Beijing X7 tại Việt Nam nhanh chóng tạo ra những hiệu ứng tích cực khi các đối thủ cạnh tranh phải giảm giá để giành thị phần. Tuy nhiên, mẫu xe này cần có thêm thời gian để kiểm chứng bởi đây là mẫu xe hoàn toàn mới, chưa có cơ sở nào để khẳng định chất lượng cũng như độ bền của dòng xe này.
Bên cạnh ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia… Trong năm 2020, các doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam cũng nhập khẩu hơn 2.400 xe ô tô các loại từ Nhật Bản, 1.530 xe từ Mỹ và 1.280 xe từ Hàn Quốc. Các thị trường khác như Đức, Nga, Anh… đều xuất khẩu chưa đến 1.000 xe vào Việt Nam trong năm 2020. Theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong năm 2020 doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 1% trong khi xe nhập khẩu giảm 17% so với năm 2019.
Kết quả chặng 5 VMRC 2020: Chưa thể vô địch sớm Không có nhiều bất ngờ ở chặng 5 VMRC 2020 nhưng cũng không có tay đua nào vô địch sớm trước 1 vòng đấu |
10 mẫu xe MPV bán chạy nhất thế giới: Xpander vắng mặt, Ertiga lọt Top Kết thúc năm 2020, Mitsubishi Xpander không lọt Top 10 xe MPV bán chạy nhất thế giới. Trong khi đó, Toyota Alphard, Suzuki Ertiga góp ... |
Toyota Việt Nam công bố kết quả cuộc thi vẽ tranh ‘Chiếc ô tô mơ ước’ lần thứ 10 Với tổng số gần 400.000 thí sinh tham gia, ban giám khảo đã chọn được 160 thí sinh xuất sắc nhất tham dự cuộc thi ... |