Mua xe ô tô cũ, cẩn thận đụng giấy tờ giả
Quảng Ninh, 4 chiếc xe cùng biển 14A-666.66 và sử dụng biển số giả xử phạt như thế nào? Kinh nghiệm định giá xe ô tô cũ và kiểm tra tình trạng xe Ô tô cũ liểng xiểng trước bão giảm giá |
Khi mua xe cũ, khách hàng sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ bị lừa khi mua ô tô cũ như: Nói dối về tình trạng xe, nguồn gốc xe, tua lại đồng hồ công tơ mét, nói dối về lịch sử bảo dưỡng xe, “ăn rơ” với bên thẩm định xe, làm giấy tờ xe ô tô giả, cầm cố để “lột xác”, đã bán xe nhưng chưa trả nợ xong ngân hàng, chỉ giao giấy tờ nhưng không giao xe, đặt “cọc…
Ngoài chất lượng xe thì yếu tố pháp lý cũng là vấn đề rất quan trọng bạn cần kiểm tra cẩn thận. Đã có không ít trường hợp mua xe cũ được vài năm, mới biết rằng chiếc xe đó đang là tài sản thế chấp tại ngân hàng, nếu muốn tiếp tục sử dụng xe thì chủ mới phải thanh toán khoản nợ của chủ cũ với ngân hàng.
Đơn cử, như trường hợp anh X. đã mua chiếc Hyundai Grand i10 đời 2014 vào tháng 11/2020 với giá 190 triệu đồng tại một cửa hàng xe cũ ở Hà Nội và đưa về Thanh Hóa sử dụng, nhưng mới đây, bị người của ngân hàng bất ngờ đến thu hồi xe. Sau khi cảnh sát vào cuộc thì anh X. mới biết rằng giấy tờ và đăng ký của chiếc Grand i10 mà anh đang giữ là giả, còn giấy tờ thật vẫn nằm trong tay ngân hàng, chủ cũ của chiếc xe đang nợ ngân hàng 300 triệu đồng và người này đã 17 tháng không đóng tiền lãi và trả gốc cho ngân hàng.
Tiếp đó, anh X. tới cửa hàng mà mình đã mua xe nhưng đơn vị này đã đổi địa chỉ sau đó quanh co, không chịu trách nhiệm. Vì vậy, anh X. đã phải trình báo cơ quan về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của cửa hàng
Do vậy, khi mua xe cũ, nếu mua tại showroom, người mua cần đảm bảo cửa hàng đã cam kết giấy tờ hợp pháp, xe không cầm cố, vay nợ hay có tranh chấp gì dân sự gì khác. Nếu cửa hàng không cam kết được thì bạn nên cân nhắc lại.
Nếu xe thuộc diện đang cầm cố tại ngân hàng, bạn cần hỏi về giấy tờ gốc và đến ngân hàng kiểm tra tình trạng tranh chấp của xe. Chủ xe phải đưa ra biên bản giải chấp trong trường hợp xe đã hết thế chấp. Còn khi xe là tài sản chung của vợ chồng thì phải có văn bản thỏa thuận của cả hai hoặc ký công chứng có chữ kí "tươi" của cả vợ và chồng.
Còn một lưu ý nữa, người mua cần kiểm tra phạt nguội của chiếc xe mà mình định mua lại, việc kiểm tra này có thể thực hiện dễ dàng trên hệ thống điện tử Cục Đăng kiểm hay Cục Cảnh sát giao thông.
Như vậy, khi mua ô tô cũ, người mua cần sáng suốt lựa chọn đơn vị uy tín và cũng phải tự mình kiểm tra cẩn thận vấn đề pháp lý của xe, tránh để xảy ra tình trạng như anh M.T.X (trú tại Thanh Hóa).
Từ 1/9, xe có niên hạn từ 12 năm trở lên không được kinh doanh taxi Từ 1/9, xe kinh doanh taxi phải có sức chứa dưới 9 chỗ ngồi và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm theo ... |
Toyota Wigo ngừng bán tại Việt Nam Từng được kỳ vọng là đối thủ xứng tầm của Grand i10 hay Morning, sau 4 năm, Toyota Wigo âm thầm 'biến mất' khỏi Việt ... |
'Cọc 1, ưu đãi 10', nhiều người nhanh tay đặt cọc bổ sung cho VinFast VF 8 Với tổng ưu đãi lên tới 480 triệu đồng, nhiều người dùng nhanh tay chốt cọc để trở thành khách hàng tiên phong sở hữu ... |