Theo tuyên bố của Ủy ban Châu Âu (EC) ngày 12/6, xe điện Trung Quốc nhập khẩu vào châu Âu sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu tạm tính cao nhất tới 38,1% bắt đầu từ ngày 4/7 tới. Con số này cao hơn mức thuế 10% hiện tại.
Mức thuế mới là kết quả từ cuộc điều tra đang diễn ra của Ủy ban châu Âu, trong đó “tạm thời kết luận” chuỗi sản xuất xe điện chạy pin (BEV) ở Trung Quốc đang hưởng lợi từ việc trợ cấp không công bằng, gây ra mối đe dọa thiệt hại kinh tế cho các nhà sản xuất xe điện của EU.
Tuy nhiên, không phải tất cả các hãng xe đều bị áp mức thuế khắc nghiệt như vậy. Đều này tuỳ thuộc vào sự hợp tác của từng hãng xe trong cuộc điều tra chống bán phá giá đối với xe điện Trung Quốc được khởi động từ cuối năm ngoái
SAIC, tập đoàn đang sở hữu thương hiệu MG, bị áp mức thuế cao nhất - 38,1%, trong khi xe của Geely bị áp mức thấp hơn 20%, còn nhà sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc BYD chịu mức thuế 17,4%. Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu (EC) không nêu mức thuế suất áp dụng với Tesla, mà chỉ nói rằng nhà sản xuất ô tô Mỹ này có thể được áp dụng cách tính thuế riêng.
Trong khi đó, các nhà sản xuất ô tô không thuộc diện bị EC điều tra được áp thuế 21%, nhưng có thể lựa chọn nộp hồ sơ để xem xét giảm thuế, còn các doanh nghiệp không hợp tác với việc điều tra mức độ hỗ trợ tài chính mà họ nhận được từ chính phủ Trung Quốc sẽ bị áp mức thuế cao nhất.
Căng thẳng thương mại giữa Liên minh châu Âu và Trung Quốc đã gia tăng trong nhiều tháng qua, đặc biệt là về xe ô tô điện. EC đã mở cuộc điều tra về các khoản trợ cấp của chính phủ Trung Quốc dành cho các nhà sản xuất xe điện và cáo buộc rằng, các hãng xe đã được trợ cấp từ chính phủ, bán phá giá số lượng ô tô dư thừa ra thị trường toàn cầu.
EC cho rằng, việc áp thuế cao hơn vài chục % đối với xe ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc là do nguy cơ gây ra thiệt hại kinh tế cho các nhà sản xuất xe điện ở châu Âu. Đây là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo sự công bằng với các thương hiệu của châu Âu.
Các chuyên gia còn cho rằng, mức thuế sẽ phải lên tới mức 50% mới thực sự có tác động tích cực bởi tỷ suất lợi nhuận của các thương hiệu Trung Quốc hiện nay là rất cao.
Mặc dù các thương hiệu phương Tây lo lắng trước sự đổ bộ của ô tô Trung Quốc giá rẻ, nhưng nhiều hãng cũng không ủng hộ EU áp thêm thuế. Họ lo ngại rằng trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ có những động thái đáp trả, làm tổn hại đến doanh số xuất khẩu của họ.
Trước đó, Trung Quốc cho biết sẽ chuẩn bị áp dụng mức thuế tăng 25% đối với ô tô nhập khẩu có động cơ lớn.
Hồi đầu tuần, Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia chưa phải là thành viên EU, đã chốt phương án áp thuế nhập khẩu lên tới 40% đối với ô tô Trung Quốc.
Trước đó, vào tháng 5, Mỹ đã tuyên bố tăng gấp 4 lần thuế nhập khẩu đối với ô tô Trung Quốc, từ mức 25% lên 100%.
Top 10 ô tô bán chậm nhất Việt Nam tháng 5/2024 Ngoài những cái tên cái tên quen thuộc như Suzuki Ciaz, Honda Accord hay Suzuki Swift...thì Suzuki XL7 cũng có mặt trong top 10 xe ... |
Hyundai Grand i10 2024 chốt lịch ra mắt Việt Nam Phiên bản nâng cấp Hyundai Grand i10 sẽ chính thức được giới thiệu với khách hàng Việt Nam vào 15/6 tới đây |
Top 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam tháng 5/2024: Mitsubishi Xpander dẫn đầu Mitsubishi Xpander tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong khi Ford Ranger và Toyota Corolla Cross lần lượt xếp ở các vị trí thứ ... |