Xe ô tô nhập khẩu cũng đề xuất được giảm 50% lệ phí trước bạ
Giảm lệ phí trước bạ với ô tô nội: Nên hay không? Phí trước bạ chưa giảm vì…không ưu đãi cho người giàu? Audi Việt Nam đề xuất giảm 50% phí trước bạ cho xe nhập khẩu |
Nếu cách đây khoảng 2 tháng, chỉ có vài hãng xe nhập khẩu lên tiếng về sự phân biệt trong chính sách giảm phí trước bạ ô tô thì lần này, hầu hết thành viên thuộc Hiệp hội các nhà nhập khẩu ô tô chính hãng Việt Nam (VIVA) đã cùng ký tên vào một công văn gửi đến Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ.
Các nhà nhập khẩu ôtô tại Việt Nam (VIVA) gồm các thương hiệu như Audi, Porsche, Aston Martin, Jeep, Volkswagen, Volvo, Jeep, Jaguar & Land Rover, Ferrari, Subaru, Maserati cho rằng không công bằng khi ưu đãi lệ phí trước bạ cho ôtô chỉ dành cho loại sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD). Đại diện các hãng này, hôm 25/10, cùng ký tên trong bản kiến nghị gửi lên Chính phủ với mong muốn ưu đãi cần áp dụng cho cả xe nhập khẩu (CBU).
Theo VIVA, chính sách hỗ trợ 50% phí trước bạ cho xe lắp ráp trong nước được áp dụng trong năm 2020 mang đến tín hiệu lạc quan, nhưng xe nhập khẩu (CBU) thì ngược lại. So với năm 2019, doanh số xe CKD tăng 19%, trong khi xe CBU giảm đến 33%.
Các doanh nghiệp này cho rằng chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ đối với ôtô cần được áp dụng chung cho cả xe sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD) và xe CBU để đảm bảo tính công bằng.
Năm 2020, những nhà nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đã chịu ảnh hưởng lớn khi chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ chỉ áp dụng đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước và mang tính phân biệt đối xử đối với xe nhập khẩu.
Từ đầu năm 2021 đến nay, lượng xe nguyên chiếc nhập về Việt Nam của 11 doanh doanh nghiệp này chỉ chiếm khoảng 8% tổng lượng xe nhập về Việt Nam. Các nhà nhập khẩu và các đại lý xe nhập khẩu nguyên chiếc đang sử dụng khoảng 3.000 lao động mà gia đình các nhân viên này cũng đều phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh đó. Mặc dù doanh số bán ra nhỏ hơn, nhưng những nhà nhập khẩu xe nguyên chiếc lại đóng góp một khoản thuế cao hơn nhiều trên mỗi chiếc xe vào Ngân sách Nhà nước.
Do đó, đại diện các hãng xe trên đề nghị giảm thuế trước bạ cũng cần phải áp dụng chung cho cả CKD và CBU, cũng là hình thức hỗ trợ cho toàn cộng đồng.
Đợt giảm 50% phí trước bạ đầu tiên cho xe CKD được áp dụng trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2020 để vực dậy nền công nghiệp ô tô bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nhờ đó, doanh số của nhóm CKD đã hồi phục mạnh mẽ, thu nhỏ khoảng cách so với năm 2019.
Trước bối cảnh nền công nghiệp ô tô Việt lao dốc liên tiếp trong những tháng qua, chính sách hỗ trợ phí trước bạ được xem là cứu cánh cuối cùng. Dù hồi tháng 5, VAMA từng đề xuất tái áp dụng chính sách hỗ trợ phí trước bạ tương tự năm 2020 nhưng không được chấp thuận.
Quản lý nhiều showroom ôtô cho rằng, ưu đãi lệ phí trước bạ cho xe CKD nếu được thông qua sẽ là cú hích cho thị trường cuối 2021. Tuy nhiên điều này cũng tạo nên xung đột khi các hãng xe thuần bán xe CKD hoặc vừa CKD và CBU hưởng lợi. Ngược lại các hãng xe thuần CBU gặp nhiều trở ngại để tiếp cận khách hàng.
Tuy nhiên, việc chỉ giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất lắp ráp trong nước mà không giảm cho ô tô nhập khẩu cần xem xét thấu đáo để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tránh phân biệt giữa xe nội hay xe ngoại.
Top 10 xe ô tô có nội thất đẹp nhất năm 2021 Trong Top 10 xe ô tô có nội thất đẹp nhất năm 2021, thì có tới 7 mẫu crossover góp mặt trong danh sách này |
10 ô tô bán chạy nhất quý 3 năm 2021: Toyota Vios 'thoái vị' Trong số 10 ô tô bán chạy nhất quý III/2021, VinFast Fadil tiếp tục dẫn đầu trong khi đó Toyota Vios lại tụt xuống ... |
Ra mắt thế hệ sản phẩm mới – Kia mở rộng ưu đãi trong tháng 10 Kia gây chú ý khi đồng loạt giới thiệu nhiều mẫu xe thế hệ mới, cùng với đó khách hàng mua xe sẽ nhận được ... |