Những điều cần biết về xe ưu tiên
Xe nào là xe được quyền ưu tiên:
Điều 22 Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
- Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
- Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
- Đoàn xe tang.
Nhường đường cho xe ưu tiên là tham gia giao thông có văn hóa |
Các xe được quyền ưu tiên kể trên (trừ đoàn xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Các quy định hiện hành về việc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên như thế nào?
Căn cứ các quy định hiện hành, thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, gồm: còi phát tín hiệu ưu tiên; đèn phát tín hiệu ưu tiên; cờ hiệu ưu tiên.
Đèn phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên gồm 02 loại: Đèn đơn (hình dạng: hình tròn hoặc hình trụ); đèn kép (hình dạng: dạng hình hộp chữ nhật loại 02 bóng đèn hoặc dạng hình hộp chữ nhật loại 04 bóng đèn). Đồng thời, quy định các đối tượng được lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên như sau:
- Xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp (xe quân sự đi thực hiện nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy, chỉ huy cứu hộ, cứu nạn, chỉ huy tác chiến, thông tin làm nhiệm vụ hỏa tốc, chỉ huy đoàn hành quân, xe làm nhiệm vụ kiểm soát quân sự, kiểm tra xe quân sự, bảo vệ đoàn; xe thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét hoặc thực hiện các hoạt động điều tra, dẫn giải tội phạm, tham gia phòng, chống khủng bố);
- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ, xe Cảnh sát giao thông dẫn đường, xe Công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp (xe đi thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét hoặc tiến hành các hoạt động điều tra, dẫn giải người phạm tội, chống biểu tình, bạo loạn, giải tán đám đông gây rối trật tự công cộng, xe làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông, chỉ huy tác chiến chống khủng bố, thông tin làm nhiệm vụ hỏa tốc, chỉ huy đoàn hành quân);
Xe chữa cháy |
- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu (xe đang chở bệnh nhân cấp cứu hoặc đi đón bệnh nhân cấp cứu);
- Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh; xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp (xe đi thi hành các biện pháp đặc biệt khi có tình trạng đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội hoặc khi có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm).
Đối với những xe trên khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn ưu tiên theo quy định; không bị hạn chế tốc độ, được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
Xe hộ đê |
Việc lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên đối với từng trường hợp được quy định cụ thể, như sau:
- Tín hiệu của xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp:
+ Xe ô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên;
+ Xe mô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau; cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.
- Tín hiệu của xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ khẩn cấp: xe chữa cháy có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ hoặc xanh gắn trên nóc xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.
- Tín hiệu của xe Cảnh sát giao thông dẫn đường:
+ Xe ô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh - đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên;
+ Xe mô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau; cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.
- Tín hiệu của xe Công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp:
+ Xe ô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên;
+ Xe mô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau; cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.
- Tín hiệu của xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu: xe cứu thương có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.
Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục dịch bệnh |
- Tín hiệu của xe hộ đê: xe đi làm nhiệm vụ cứu hộ đê có cờ hiệu “HỘ ĐÊ” cắm ở đầu xe phía bên trái người lái.
- Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp:
+ Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh có biển hiệu riêng.
+ Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật có cờ hiệu “TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP” cắm ở đầu xe phía bên trái người lái.
Xe được quyền ưu tiên phải có “Giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên” mới được lắp đặt, sử dụng thiết bị ưu tiên. Đồng thời, việc lắp đặt thiết bị phát tín hiệu ưu tiên quy định sau:
- Xe ô tô: đèn phát tín hiệu ưu tiên lắp trên nóc xe, phía trên người lái; còi phát tín hiệu ưu tiên lắp ở trong xe hoặc trên nóc xe; cờ hiệu ưu tiên cắm ở đầu xe phía bên trái người lái;
- Xe mô tô: đèn phát tín hiệu ưu tiên lắp ở càng xe bên phải, phía trước hoặc phía sau; còi phát tín hiệu ưu tiên lắp ở phía trước đầu xe; cờ hiệu ưu tiên cắm ở đầu xe. Việc buôn bán, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên được quy định như thế nào?
Hiện nay, còn nhiều trường hợp lạm dụng tín hiệu ưu tiên khi tham gia giao thông hoặc không đúng đối tượng nhưng tự ý lắp đặt, sử dụng, gây phản cảm cho người tham gia giao thông và giảm hiệu lực của những xe được quyền ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ (xe chữa cháy, xe CSGT dẫn đường, xe cứu thương…).
Đòan xe có cảnh sát dẫn đường |
Một số trường hợp lợi dụng xe được quyền ưu tiên sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên sai mục đích (ví dụ: xe cứu thương không đi làm nhiệm vụ nhưng vẫn sử dụng còi, đèn ưu tiên khi tham gia giao thông, vận chuyển hàng hóa…). Bên cạnh đó, một số trường hợp lắp đặt, sử dụng tín hiệu ưu tiên không đúng quy định (xe cứu thương chỉ được lắp đặt, sử dụng đèn tín hiệu màu đỏ nhưng nhiều trường hợp lắp đặt, sử dụng đèn tín hiệu màu xanh…); lắp đặt còi, đèn ưu tiên không đúng vị trí (ví dụ: lắp đèn phát tín hiệu ưu tiên bên trong kính phía trước người lái); một số xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp lắp đặt, sử dụng tín hiệu ưu tiên không đúng (chỉ được sử dụng cờ và biển hiệu ưu tiên nhưng vẫn sử dụng còi, đèn ưu tiên …).
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật việc sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên là ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT; tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên chỉ được lắp đặt hoặc bán cho các tổ chức, cá nhân có giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên do các cơ quan có thẩm quyền cấp.
Đối với các trường hợp không đúng đối tượng nhưng đã lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên phải chủ động tháo gỡ thiết bị ưu tiên theo quy định; đối với trường hợp được lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên phải liên hệ với cơ quan chức năng để cấp giấy phép sử dụng theo quy định. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về lắp đặt và sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
Theo Csgt.vn
Quy định về độ tuổi khi tham gia giao thông đường bộ AutoBikes.vn - Luật Giao thông quy định: Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe và có giấy phép lái xe phù hợp với loại ... |
Những điều cần biết khi bật đèn xin nhan báo rẽ Theo Luật giao thông đường bộ: “Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng ... |
Qua hầm đường bộ không bật đèn bị phạt hơn 1 triệu Người điều khiển ô tô nếu không bật đèn chiếu sáng khi qua hầm đường bộ có thể bị phạt tiền từ 800 nghìn-1,2 triệu ... |
Phạt tới 3 triệu đồng khi quên gạt chân chống xe Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển môtô, xe gắn máy phạm lỗi "sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang ... |
Những lỗi nào của người lái ô tô bị phạt nặng nhất Điểm đáng chú ý của Nghị định 46/2016 quy định xử phạt vi phạm giao thông là việc tăng mức phạt người lái ôtô vi phạm ... |
Những lỗi nào của người đi xe máy bị phạt nặng nhất Với những lỗi như thả tay, lạng lách, chạy sai số bánh quy định mà người đi xe máy gây tai nạn hoặc không tuân ... |
Không thắt dây an toàn bị xử phạt bao nhiêu? Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ, phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng đối với hành vi không ... |
Xe chạy quá tốc độ bị phạt đến 8 triệu đồng AutoBikes.vn - Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ, kể từ ngày 1/8 sẽ tăng mức xử phạt người điều khiển phương tiện chạy quá tốc ... |
Những điều cần biết khi bảo dưỡng ô tô định kỳ Bảo dưỡng xe định kỳ có thể phát hiện sớm các hư hỏng, khắc phục kịp thời giúp duy trì cho xe luôn vận hành ... |