Lùi xe trên cao tốc có thể bị phạt tới 18 triệu đồng
TIN LIÊN QUAN | |
Video Taxi lùi xe tốc độ cao 'bất chấp tất cả' | |
Lùi xe trên đường cao tốc bị phạt tới 1,2 triệu đồng | |
Mazda CX-5 đi lùi trên đường vành đai 3 tại Hà Nội |
Dự thảo sửa đổi Nghị định 46/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đang được Bộ GTVT lấy ý kiến. Dự thảo đề xuất tăng nặng nhiều hành vi vi phạm có tính chất đặc biệt nguy hiểm đến ATGT. Trong đó hành vi lùi xe trên cao tốc được tách thành một điểm riêng với mức phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng và tước quyền sử dụng GPLX từ 4 - 6 tháng.
Bên cạnh đó, hành vi điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, cũng được đề xuất mức xử phạt tương tự. Hành vi quay đầu xe trên đường cao tốc cũng được tách thành điểm riêng với mức xử phạt tăng nặng lên 7 - 8 triệu và tước GPLX từ 4 - 6 tháng. Hiện tại các hành vi vi phạm trên đường cao tốc quy định tại Nghị định 46 đang gộp chung tại một điều với mức xử phạt chung từ 800 nghìn đến 1,2 triệu đồng và tước GPLX 1- 3 tháng.
Nhiều vụ đi lùi trên cao tốc để lại hậu quả nghiêm trọng |
Ngoài ra, dự thảo lần này còn đề xuất tăng nặng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn. Cụ thể: Đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức 3, Bộ GTVT đề xuất phạt tiền từ 26-30 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX 14-16 tháng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Nghị định 46/2016 hiện đang quy định xử phạt từ 16 - 18 triệu đồng và tước GPLX 4-6 tháng.
Ở mức vi phạm thấp hơn (mức 2), dự thảo đề xuất giữ nguyên mức như quy định tại Nghị định 46. Ở mức vi phạm này, dự thảo chỉ đề xuất tăng mức xử phạt bổ sung tước GPLX lên 10 - 12 tháng. Đối với hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn, chất ma túy của người thi hành công vụ, Bộ GTVT cũng đề xuất tăng mức phạt tương tự như trên.
Dự thảo lần này còn đề xuất tăng nặng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn |
Đối với người điều khiển xe máy, dự thảo chỉ đề xuất tăng mức xử phạt ở mức cao nhất (mức 3). Cụ thể: Xử phạt 5 - 7 triệu đồng và tước GPLX 14-16 tháng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe máy điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Nghị định 46 đang xử phạt hành vi này 3-4 triệu đồng và tước GPLX 3 - 5 tháng.
Tại dự thảo Nghị định lần này, nhóm hành vi vi phạm đi không đúng phần đường, làn đường; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”; các hành vi, nhóm hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng đường bộ; các hành vi, nhóm hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ... cũng được tăng nặng mức xử phạt so với trước.
Xe ôm công nghệ che biển số bị phạt bao nhiêu? Nhiều tài xế xe ôm công nghệ che biển số xe khi lưu thông trên đường vì những lý do ‘tế nhị’, tuy nhiên hành ... |
Lái xe uống rượu, bia có thể bị phạt tới 40 triệu đồng Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất mức phạt cao nhất lên đến 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 24 tháng ... |
Lỗi đi xe máy vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu? Người điều khiển mô tô, xe máy vượt đèn đỏ có thể bị phạt tiền từ 300- 400 nghìn đồng và bị tước quyền sử ... |
Lỗi đi xe máy uống rượu, bia bị phạt đến 4 triệu đồng Người đi xe máy có nồng độ cồn vượt quá mức quy định có thể bị phạt tiền từ 1- 4 triệu đồng và tước ... |