Tổng hợp các mức phạt vi phạm nồng độ cồn năm 2020
TIN LIÊN QUAN | |
Mức phạt tài xế ô tô vi phạm nồng độ cồn năm 2020 | |
Tài xế uống rượu, bia bị phạt tới 40 triệu đồng kể từ hôm nay | |
Người uống rượu, bia bị cấm lái xe từ năm 2020 |
Ở những năm trước, người điều khiển ô tô, xe máy chỉ bị xử phạt khi hơi thở hoặc máu có nồng độ cồn vượt ngưỡng quy định. Tuy nhiên sang năm 2020 khi Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia có hiệu lực thì tất cả hành vi lái xe khi đã uống rượu, bia đều bị nghiêm cấm hoàn toàn, cho dù là uống ít hay uống nhiều, cho dù là đi xe đạp hay lái ô tô, xe máy.
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã có quy định cụ thể mức phạt đối với người điều khiển ô tô, xe máy, kể cả xe đạp trên đường mà trong máu và hơi thở có nống độ cồn.
Các mức phạt người lái ô tô vi phạm nồng độ được quy định tại Điều 5, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 6- 8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 2- 4 tháng đối với lái xe ô tô vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Phạt tiền từ 16- 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 16- 18 tháng đối với lái xe ô tô vi phạm nồng độ cồnvượt quá 50 đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Phạt tiền từ 30- 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 22- 24 tháng đối với lái xe ô tô vi phạm nồng độ cồnvượt trên80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt trên0,4 miligam/1 lít khí thở.
Các mức phạt người lái xe máy vi phạm nồng độ được quy định tại Điều 6, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 2- 3 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Phạt tiền từ 4- 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Phạt tiền từ 6- 8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 22- 24 tháng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt trên 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt trên0,4 miligam/1 lít khí thở.
Các mức phạt người đi xe đạp, xe đạp điện vi phạm nồng độ được quy định tại Điều 8, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 80 đến 100 nghìn đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Phạt tiền từ 200- 300 nghìn đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt trên 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt trên0,4 miligam/1 lít khí thở.
Vượt đèn vàng có bị phạt không? Vượt đèn vàng cũng sẽ bị xử phạt như vượt đèn đỏ, tức là người tham gia giao thông nếu vi phạm có thể bị ... |
Đi xe máy trên vỉa hè bị phạt bao nhiêu? Người điều khiển mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự có hành vi đi trên vỉa hè sẽ bị phạt tới 400 ... |
CSGT có được quyền truy đuổi người vi phạm giao thông? CSGT có quyền truy đuổi trong trường hợp phát hiện tội phạm hoặc người đó có hành vi vi phạm nghiêm trọng có thể gây ... |