Tổng hợp các mức phạt vi phạm nồng độ cồn mới nhất
Từ chối kiểm tra nồng độ cồn có thể bị phạt 40 triệu đồng Một số lỗi vi phạm giao thông cần chú ý trong dịp tết Xử lý nghiêm công chức vi phạm nồng độ cồn, chạy quá tốc độ |
Lái xe sử dụng rượu, bia được cho là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn giao thông. Và trên thực tế, không ít vụ tai nạn thương tâm xảy ra có liên quan tới việc người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia.
Luật phòng, chống tác hại của rượu bia quy định tất cả hành vi lái xe khi đã uống rượu, bia đều bị nghiêm cấm hoàn toàn, cho dù là uống ít hay uống nhiều, cho dù là đi xe đạp hay lái ô tô, xe máy.
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã có quy định cụ thể mức phạt đối với người điều khiển ô tô, xe máy, kể cả xe đạp trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn.
Các mức phạt người lái ô tô vi phạm nồng độ được quy định tại Điều 5, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 6- 8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 2- 4 tháng đối với lái xe ô tô vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Phạt tiền từ 16- 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 16- 18 tháng đối với lái xe ô tô vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Phạt tiền từ 30- 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 22- 24 tháng đối với lái xe ô tô vi phạm nồng độ cồn vượt trên 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt trên 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Các mức phạt người lái xe máy vi phạm nồng độ được quy định tại Điều 6, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 2- 3 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Phạt tiền từ 4- 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Phạt tiền từ 6- 8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 22- 24 tháng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt trên 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt trên 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Các mức phạt người đi xe đạp, xe đạp điện vi phạm nồng độ được quy định tại Điều 8, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 80 đến 100 nghìn đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Phạt tiền từ 200- 300 nghìn đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt trên 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt trên 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Từ 15/8, không nộp phạt vi phạm giao thông sẽ không được đăng ký xe Từ 15/8, người vi phạm giao thông mà không chấp hành quyết định xử phạt thì chưa được giải quyết đăng ký xe |
Khi nào xe máy được chở 3 người, không bị phạt? Ngoài những trường hợp cũ, dự án Luật an toàn giao thông mới đang lấy thêm ý kiến về 2 trường hợp được phép chở ... |
Xe quá hạn đăng kiểm tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu? Điều khiển ô tô quá hạn đăng kiểm tham gia giao thông, chủ xe có thể bị phạt nặng với nhiều mức phạt tuỳ từng ... |