Giảm phí trước bạ, loạt xe lắp ráp sẽ có ưu thế hơn so với xe nhập khẩu
Thị trường ô tô Việt sôi động sau khi giảm phí trước bạ? Giảm phí trước bạ ô tô, người tiêu dùng lại 'mất' ưu đãi? Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô nội từ ngày 1/12 |
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 103/2021/NĐ-CP về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Theo đó, quy định mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước như sau: Từ ngày 01/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022/ Mức thu lệ phí trước bạ bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định 20/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ: các Nghị quyết hiện hành của Hội đồng nhân dân hoặc Quyết định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Theo đánh giá, việc giảm 50% lệ phí trước bạ với nhóm xe sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ tạo ra cú hích lớn cho nền công nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế đang phải chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, việc này cũng sẽ tạo một áp lực không hề nhỏ dành cho những mẫu xe nhập khẩu nguyên chiếc, bao gồm các dải sản phẩm từ phổ thông đến cao cấp.
Kia Sonet thu hẹp khoảng cách về giá so với Toyota Raize
Là phân khúc mới nhất tại thị trường Việt Nam, nhóm xe CUV-A hiện nay nổi bật với 2 cái tên "kỳ phùng địch thủ" là Kia Sonet và Toyota Raize. Sau khi được chốt giá bán chính thức chỉ 527 triệu đồng, Toyota Raize đang là sản phẩm mới được quan tâm nhất hiện nay bởi so với đối thủ trực tiếp là Kia Sonet, giá bán của mẫu SUV Nhật Bản rẻ hơn tới 82 triệu đồng (so với bản Premium cao cấp nhất của Kia Sonet).
Tuy nhiên, với mức giảm 50% phí trước bạ dành cho xe lắp ráp trong nước, Kia Sonet sẽ có thêm ưu thế để cạnh tranh với Raize nhờ vào mức hỗ trợ phí trước bạ khoảng 25-36 triệu đồng. Bên cạnh đó, mẫu SUV Hàn còn sở hữu nguồn cung chủ động, không phải chờ đợi nhập khẩu như đối thủ Nhật Bản.
Vấn đề về giá cả không còn khác biệt nhiều thì mẫu mã, không gian sử dụng, tính năng tiện ích cùng trang bị an toàn sẽ là những yếu tố có thể quyết định thắng bại giữa Sonet và Raize.
Hyundai Accent, Vios… có lợi thế hơn so với Nissa Almera
Phân khúc Sedan cỡ B được đánh giá là một trong những phân khúc có mức độ cạnh tranh khốc liệt nhất tại thị trường Việt Nam. Những cái tên trong phân khúc này bao gồm Toyota Vios, Hyundai Accent, Kia Soluto, Mazda2, Nissan Almera, Honda City và Mitsubishi Attrage. Trong đó, chỉ có 2 mẫu xe là Nissan Almera và Mitsubishi Attrage là xe nhập khẩu, còn lại đều được sản xuất trong nước.
Kia K3 tiếp tục thống trị phân khúc hạng C
Hiện nay, những mẫu xe trong phân khúc Sedan hạng C tại thị trường Việt Nam gồm có Kia K3, Mazda3, Honda Civic, Hyundai Elantra và Toyota Corolla Altis. Trong đó, chỉ có 2 mẫu xe là Honda Civic và Toyota Corolla Altis được phân phối tới tay người dùng theo dạng nhập khẩu. Theo báo cáo kết quả doanh số hàng tháng, cả Honda Civic và Toyota Corolla Altis đều không phải những cái tên mang tính chiến lược về bán hàng. Chính vì vậy, việc các mẫu xe lắp ráp trong nước như Kia K3, Mazda3, Hyundai Elantra nhận được thêm ưu đãi về lệ phí trước bạ được cho sẽ không gây nhiều xáo trộn về kết quả doanh số của phân khúc trong thời gian tới.
Toyota Corolla Cross gặp bất lợi trước Kia Seltos
Kia Seltos và Toyota Corolla Cross là hai mẫu xe đang có mức độ cạnh tranh cao nhất trong phân khúc CUV-B tại thị trường Việt Nam khi bỏ xa các đối thủ còn lại như Peugeot 2008, bộ đôi Mazda CX-3 và CX-30, Hyundai Kona, Honda HR-V hay Ford EcoSport. Tuy nhiên, với việc được giảm 50% lệ phí trước bạ, cán cân thị phần trong phân khúc này chắc chắn sẽ có sự biến động mạnh khi Kia Seltos có lợi thế hơn hẳn nhờ được lắp ráp trong nước còn đối thủ Toyota Corolla Cross lại là xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.
Trước đây, Toyota Corolla Cross từng có thời gian tụt lại khá sâu so với đối thủ tới từ Hàn Quốc cũng bởi việc là xe nhập khẩu nên nguồn hàng không ổn định. Hơn nữa, Kia Seltos còn có ưu thế về mặt giá bán khi chỉ từ 629 - 739 triệu đòng, thấp hơn đáng kể so với Toyota Corolla Cross khi ở mức 720 - 910 triệu đồng
Toyota Fortuner với hy vọng cải thiện doanh số
Với việc giảm 50% phí trước bạ, đây có thể sẽ là 1 điểm sáng đối với cá nhân mẫu Toyota Fortuner trước các đối thủ trong phân khúc SUV 7 chỗ tại Việt Nam. Còn nhớ trước đây, Toyota Fortuner từng được coi là 1 tượng đài trong phân khúc nhờ thành tích doanh số đầy ấn tượng, dẫn đầu nhóm xe này trong suốt gần 1 thập kỷ. Tuy nhiên, mọi chuyện bắt đầu thay đổi sau sự trỗi dậy ngoạn mục của Hyundai Santa Fe.
Hiện nay, Toyota Fortuner đang được bán ra với 7 phiên bản, 2 tuỳ chọn động cơ xăng và dầu. Trong đó, có 5 phiên bản được lắp ráp trong nước và 2 phiên bản được nhập khẩu từ Indonesia. Mẫu xe này có giá bán từ 995 - 1,406 triệu đồng, khá cao trong phân khúc. Nếu được giảm 50% lệ phí trước bạ, số tiền khách hàng có thể tiết kiệm được khi mua mẫu xe này sẽ dao động từ 50 - 90 triệu đồng. Đây được xem là con số có thể giúp Fortuner lội ngược dòng trước các đối thủ nặng ký như Hyundai Santa Fe, Kia Sorento, Mazda CX-8, Ford Everest hay VinFast Lux SA2.0.
Ford Ranger tiếp tục bỏ xa các đối thủ
"Hổ mọc thêm cánh", đó có lẽ là câu nói phù hợp hơn cả đối với cá nhân Ford Ranger trong thời gian tới. Trên thực tế, Ford Ranger vốn dĩ đã trở nên "bất bại" trong phân khúc xe bán tải tại thị trường Việt Nam suốt nhiều năm vừa qua.
Với giá bán cao nhất nhì phân khúc, từ 616-925 triệu đồng, Ford Ranger sẽ càng tự tin cạnh tranh hơn khi có hỗ trợ phí đăng ký tương ứng 30-55 triệu đồng tùy theo địa phương.
Lúc này, Toyota Hilux (628-913 triệu đồng), Mitsubishi Triton (630-865 triệu đồng), Mazda BT-50 (659-849 triệu đồng), Nissan Navara (748-945 triệu đồng) và Isuzu D-max (630-850 triệu đồng) sẽ phải cố gắng khuyến mại, giảm giá để thu hút khách hàng.
Cùng với đó, Ford Ranger vẫn ghi điểm với người dùng Việt nhờ ngoại hình đẹp mắt, các trang bị an toàn, tiện nghi đa dạng và khả năng vận hành ấn tượng.
Mercedes-Benz có lợi thế nhất trong nhóm xe sang
Trong nhóm xe sang tại thị trường Việt Nam hiện nay, chỉ có duy nhất "Ông lớn" Mercedes-Benz có nhà máy sản xuất xe trong nước, đây là một lợi thế lớn về mặt giá bán của sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Nếu được áp dụng mức giảm 50% lệ phí trước bạ, rõ ràng thị phần của Mercedes-Benz sẽ càng trở nên rộng lớn và áp đảo hoàn toàn trước các đối thủ như BMW, Audi hay Lexus...
Với mức giá dao động từ 1,499 tỷ đồng cho C 180 AMG đến 4,969 tỷ đồng của S 450L Luxury, loạt xe Mercedes sản xuất trong nước sẽ có khoản phí trước bạ được giảm cao nhất thị trường, từ dao động từ 75 triệu đến gần 300 triệu đồng.
So với hồi Nghị định 70/2020/NĐ-CP được áp dụng năm 2020, con số này cao hơn đôi chút do Mercedes-Benz Việt Nam đã tăng giá sản phẩm vào đầu năm nay.
Khi phạm vi áp dụng của chính sách hỗ trợ phí trước bạ mới khó có thể mở rộng, những thương hiệu hạng sang nói riêng và các hãng xe nhập khẩu nói chung buộc phải chạy đua bằng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi mà người dùng có thể dễ dàng nhận thấy trong hơn một tháng qua.
Thị trường ô tô Việt sôi động sau khi giảm phí trước bạ? Chính sách giảm 50% phí trước bạ từ 1/12 tới được kỳ vọng như một cú huých giúp thị trường ô tô tăng đột biến, ... |
Giảm phí trước bạ ô tô, người tiêu dùng lại 'mất' ưu đãi? Người tiêu dùng chờ đợi giá xe sẽ giảm khi có quyết định miễn giảm thuế trước bạ, tuy nhiên nhiều người đã thất vọng |
Giá siêu rẻ, Wuling Hongguang Mini EV có 'gây sốt' khi về Việt Nam Wuling Hongguang Mini EV vừa về Việt Nam khiến nhiều người không khỏi phát sốt với mức giá chỉ hơn 100 triệu đồng |