Có giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô hay không ?
Giảm 50% phí trước bạ, giá xe giảm như thế nào? Giá xe giảm mạnh, người mua vẫn thờ ơ! Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe lắp ráp trong nước |
Lệ phí trước bạ là khoản thu khi người dân mua bán chuyển nhượng ô tô cũ và mới, trong đó phổ biến ô tô dưới 9 chỗ ngồi mới sẽ chịu phí trước bạ từ 10-12% (Hà nội và 7 tỉnh thành khác là Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Riêng Hà Tĩnh 11%. TPHCM, Đà Nẵng và tất cả các tỉnh thành phố còn lại áp dụng mức 10% .
Thông tin này có lẽ vẫn bất ngờ với một số người bởi các tỉnh miền núi phía Bắc cũng áp dụng mức phí trước bạ cao nhất cả nước. Tuy nhiên chúng ta nên nhớ, Chính phủ chỉ quy định khung lệ phí trước bạ từ 10-15%, còn mức áp dụng cụ thể do địa phương quyết định và vì thế, địa phương sẽ quyết định mức này trên cơ sở riêng về mục tiêu kiềm chế ô tô của mỗi địa phương). Với ô tô đã qua sử dụng, mức thu là 2% giá trị còn lại của xe. Giá tính lệ phí trước bạ do cơ quan thuế ấn định, không nhất thiết phải trùng với giá niêm yết.
Năm ngoái, Chính phủ đã quyết định giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe lắp ráp trong nước trong 6 tháng cuối năm để kích cầu tiêu dùng trong bối cảnh thị trường bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Kết quả là nhờ đó, bất chấp dịch bệnh, thị trường ô tô Việt Nam có một năm khá thành công về mặt doanh số. Tuy nhiên mặt tiêu cực của chính sách này là giảm thu cho ngân sách địa phương và gây phản ứng phân biệt đối xử xe lắp ráp và xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Chúng ta đều biết rằng, theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước thì lệ phí trước bạ (LPTB) là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%. Thống kê của Bộ Tài chính cho biết, số thu LPTB giai đoạn 2012-2020 bình quân khoảng gần 25.000 tỷ đồng/năm, chiếm khoảng 2,1% tổng thu NSNN. Đặc biệt là số thu LPTB đối với ô tô tăng mạnh, trong 4 năm qua chiếm khoảng 73% tổng số thu LPTB.
Năm 2019 số thu LPTB tăng lên đạt hơn 40.000 tỷ đồng Riêng năm 2020, số thu LPTB giảm 28% so với năm 2019, chỉ đạt hơn 31.295 tỷ đồng do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 (trong đó số thu LPTB đối với ô tô là gần 25.000 tỷ đồng)
Câu hỏi đặt ra là năm ngoái, vì sao dịch bệnh ảnh hưởng không nặng bằng năm nay nhưng phí trước bạ đã được giảm 50% trong nửa cuối của năm, còn năm nay nặng hơn và đã chuẩn bị bước sang quý cuối cùng nhưng chưa thấy quyết định chính thức nào ?
Có thể có rất nhiều lý do cho việc này nhưng theo chúng tôi, mục tiêu cao nhất của toàn hệ thống chính trị và người dân là đối phó với đại dịch Covid 19 hoành hành dữ dội tại Việt Nam suốt từ đầu năm tới nay.
Tuy vậy, dù dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nhưng trong lĩnh vực ô tô, một số chuyên gia cho rằng, có lẽ cũng đến lúc phải xem xét chính sách kích cầu thị trường bằng cách giảm lệ phí trước bạ.
Toyota Vios 2021 |
Trao đổi với chúng tôi, giám đốc bán hàng của một hãng ô tô tại Việt Nam chia sẻ, nếu như 6 tháng đầu năm, thị trường có mức diễn biến tốt và chưa cần đến sự kích cầu của Chính phủ thì bắt đầu từ cuối quý 2 đến hết quý 3, thị trường sụt giảm nghiêm trọng đi cùng với diễn biến phức tạp của đại dịch covid 19, TP. HCM và các tỉnh phía Nam – thị trường lớn nhất cả nước – gần như đóng băng khi liên tục giãn cách xã hội. Không những vậy, Hà Nội cũng buộc phải giãn cách từ cuối tháng 7 và kéo dài tới ít nhất đầu tháng 9.
Cho dù ở thời điểm hiện tại, các hãng, các đại lý cũng gia sức kích cầu nhưng sức mua không được cải thiện, thậm chí muốn mua hay muốn bán ô tô thời điểm này ở các khu vực bị giãn cách rất khó khăn. Vì thế, rất cần đến sự hỗ trợ của Chính phủ mà giải pháp giảm 50% phí trước bạ là hợp lý về nhiều mặt.
Trong khi đó, nếu không giảm phí trước bạ để kích cầu tiêu dùng từ đó kích thích sản xuất thì ngành công nghiệp ô tô – một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước, sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng, kéo theo nhiều hệ luỵ về kinh tế và xã hội.
Vị giám đốc này nhận định, khả năng cao là Chính phủ sẽ giảm trước bạ trong tháng 9 và kéo dài đến hết năm nay để kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, việc giảm phí này cũng có thể tiếp tục chỉ áp dụng với xe sản xuất lắp ráp trong nước như cuối năm ngoái.
Trên thực tế, mới đây Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã yêu cầu Bộ Tài chính xem xét kiến nghị của doanh nghiệp về việc giảm 50% lệ phí trước bạ ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Cũng liên quan đến lệ phí trước bạ, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi về lệ phí trước bạ, trong đó có việc đề xuất giảm 50% phí trước bạ cho ô tô điện chạy pin trong vòng 5 năm kể từ ngày Nghị định có hiệu lực.
Trước đó, VinGroup kiến nghị miễn phí trước bạ và thuế tiêu thụ đặc biệt trong 5 năm nhưng theo phân tích của Bộ Tài chính, việc miễn toàn bộ lệ phí trước bạ cho xe điện sẽ ảnh hưởng lớn đến ngân sách địa phương và việc giảm 50% là hợp lý.
Ở thời điểm hiện tại, rất nhiều mẫu xe đang được khuyến mại, giảm giá kỷ lục kể từ đầu năm, chẳng hạn mẫu xe bán chạy Nhất Việt Nam Toyota vios đang giảm khoảng 50-65 triệu tiền mặt tuỳ phiên bản và khu vực, đối thủ Hyundai Accent và Honda City được giảm khoảng 20-30 triệu đồng tiền mặt tuỳ khu vực, Hyundai Kona khoảng 60 triệu đồng
Honda CR-V giảm 100% trước bạ và khoảng 10-20 triệu đồng tiền mặt, tổng giảm cao nhất khoảng 155 triệu đồng với xe sản xuất 2021 – vin 2021. Ford Everest giảm cao nhất 100 triệu đồng, Mitsubishi Xpander khoảng 55 triệu đồng, Subaru Forester cũng giảm 100% phí trước bạ...vân vân.
Như vậy khả năng được giảm phí trước bạ rất cao, nhưng hiện tại giá xe đang quá tốt, thì nên mua ngay hay chờ phí trước bạ giảm ? Chúng tôi sẽ chia sẻ vấn đề này ở bài viết sau.
Soi chi tiết Nissan Almera bản tiêu chuẩn tại đại lý Phiên bản tiêu chuẩn Nissan Almera 2021 vừa ra mắt cách đây không lâu đã có mặt tại đại lý với 529 triệu đồng |
Subaru Forester giảm 100% phí trước bạ xuống dưới 900 triệu đồng Với mức hỗ trợ 100% lệ phí trước bạ dành cho tất cả các phiên bản, Subaru Forester có giá hấp dẫn từ 899 triệu ... |
Hơn 400 triệu đồng: Chọn Hyundai Grand i10 hay Kia Morning? So với Kia Morning 2021 , Hyundai Grand i10 2021 có lợi thế về giá, ghi điểm ở tiện nghi và trang bị |