8 bộ phận cần kiểm tra khi mua ô tô cũ
Để mua một chiếc ô tô cũ, ngoài giá bán và hình thức bên ngoài, người mua xe cần phải nắm một số lưu ý về kỹ thuật để lựa chọn được sản phẩm tốt nhất. Việc đi cùng một người có kinh nghiệm hoặc thợ xe là điều nên làm; tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn cần phải có những hiểu biết nhất định để giảm thiểu tối đa rủi ro khi mua xe cũ.
Theo kinh nghiệm mua ô tô cũ, dưới đây là một số bộ phận cần kiểm tra trước khi mua xe:
Cánh cửa
Cần xác định cửa xe có đóng khít hay không, có lộ ra những chi tiết hở hay bị vênh không. Nếu như một chiếc xe đã bị va chạm thì có thể xuất hiện các dấu hiệu trên, tùy theo mức độ ít hay nhiều.
Kiểm tra cánh cửa |
Lốc máy
Nếu như máy bị mòn gioăng thì dưới lốc máy sẽ bị rỉ nhớt ra ngoài. Trong trường hợp lốc máy không bị rỉ nhớt thì vẫn có thể còn trường hợp do người sử dụng trước dùng loại nhớt đặc có thông số như 20W-40 hay 30W-50. Loại nhớt đặc có thể ngăn được việc ra khói đen đối với những chiếc xe hở bạc. Trên thực tế, nên sử dụng nhớt đúng theo yêu cầu của hãng.
Hệ thống làm mát
Hệ thống làm mát cho xe khá quan trọng. Người tiêu dùng cần kiểm tra hệ thống này xem còn nguyên vẹn không. Đối với nhiều ô tô cũ, đường ống này hay bị rò rỉ. Nếu lỗi bị nhẹ thì có thể tự đông lại nếu sử dụng nước làm mát đặc biệt Concentrated, nếu không việc thiếu nước sẽ làm nóng máy.
Lốp xe
Người mua xe cần chạy thử xe bên cạnh việc quan sát bằng mắt thường. Tiếng ồn từ lốp sẽ lớn hơn nếu lốp bị mòn. Thường thì tiếng ồn phát ra từ hai bánh xe sau. Đối với ô tô dẫn động 4 bánh thì hai bánh trước sẽ có độ mòn lớn hơn do phanh chủ động trước.
Kiểm tra lốp xe |
Điều hòa
Cần kiểm tra quạt máy lạnh xem có hoạt động hay không. Nếu như không hoạt động, hệ thống điều hòa vẫn đem lại độ mát nhưng yếu hơn.
Chân máy
Chi phí thay thế chân máy sẽ rất tốn kém nếu bộ phận này bị gãy. Có tổng cộng 4 chân máy làm bằng cao su. Để kiểm tra bộ phận này, cần mở nắp ca-pô, về số 1 rồi nhấp chân ga. Nếu máy giật mạnh ngược về phía sau hoặc ngược lên trên thì đây chính là lúc cần thay thế. Chân cao su cũng khá dễ nhìn bằng mắt thường. Hầu hết ô tô cũ gặp phải trường hợp này.
Phanh xe
Chạy thử xe và phanh xem có bị rít không. Nếu có hiện tượng này thì bố phanh đã bị mòn hoặc có cát ở trong. Cách xử lý là thay thế cả bố phanh lẫn đĩa phanh.
Côn xe
Đối với ô tô số sàn, cách nhận biết ra côn bị mòn là nhả hết chân phanh, vào số 2, nhấp ga và nhả côn từ từ. Trong trường hợp đạp mạnh chân ga mà xe không di chuyển thì cần thay côn ngay. Một cách nữa là tắt máy xe và đẹp côn. Nếu xuất hiện tiếng ồn có nghĩa là côn đã bị mòn.
Ngoài 8 bộ phận cần kiểm tra trên, không nên quá chú trọng chiếc xe có còn nguyên bản hay không, bởi ô tô cũ đều cần phải sửa chữa và thay thế phụ tùng định kỳ. Ví dụ, ô tô số sàn cần thay côn sau mỗi 10 vạn km (tùy từng xe cụ thể) hay thay dây cu-roa sau mỗi 9 vạn km. Đối với xe số tự động thì phải thay nhớt hộp số và nhớt máy sau khi thay cu-roa cam khoảng 9-10 vạn km.
Theo vnxpress
Những thói quen xấu khiến xe mau hỏng Khởi động máy chạy luôn, không kiểm tra khi nước vào máy hoặc phó mặc vào bảo dưỡng định kì là những thói quen khiến ... |
Cách lùi xe và chuyển hướng đúng luật? Khi muốn chuyển hướng hoặc lùi xe, người điều khiển cần giảm tốc độ, bật đèn tín hiệu, chú ý quan sát trước sau để ... |
Tư thế ngồi lái ô tô đúng để không bị mỏi lưng Lái xe ô tô gây ra đau lưng, đau vai, đau hông, đau cột sống. Vậy làm thế nào để không còn những cơn đau ... |
Những điều cần tránh khi lái xe tự động Về N khi đổ đèo, chuyển số tiến sang lùi lúc xe vẫn đang di chuyển, không quan tâm tới dầu hộp số tự động... ... |
Khi nào nên sử dụng đèn khẩn cấp ô tô? Đèn khẩn cấp trên ô tô thường được sử dụng trong trường hợp xe gặp sự cố, di chuyển trong tình trạng nguy hiểm hoặc ... |
Cần bảo dưỡng điều hòa ô tô khi nào? Điều hòa ô tô cần được bảo dưỡng định kì tùy theo mức độ sử dụng xe, trung bình 1 - 2 năm/lần. |