Vì sao Mitsubishi Xpander và Suzuki XL7 có thể 'hạ gục' Toyota Innova?
Tháng 7, Mitsubishi Xpander giảm giá 30 triệu đồng Xe 7 chỗ giá rẻ: Mitsubishi Xpander áp đảo, Suzuki XL7 hụt hơi Suzuki Ertiga giảm gần 70 triệu đồng, dồn sức đấu Xpander |
Lợi thế về giá cả và ngoại hình giúp Xpander nhanh chóng lật đổ tượng đài Innova |
Trong cuộc cạnh tranh trong phân khúc MPV dù đã ngã ngũ từ lâu với vị trí đứng đầu thuộc về Mitsubishi Xpander nhưng Suzuki XL7 vẫn tiếp tục nuôi hy vọng bám đuổi, trong khi Toyota Innova dần đánh mất phong độ và suy giảm doanh số.
Doanh số Mitsubishi Xpander và Suzuki XL7 vượt mặt Toyota Innova
Xpander ra mắt đầu tháng 8/2018 và chỉ bán được 990 xe trong 5 tháng còn lại và bất ngờ lật đổ hoàn toàn Toyota Innova ngay trong năm 2019 với doanh số bùng nổ với trên 20.000 xe được bán ra, vượt mặt Innova với chỉ 12.164 xe.
Khoảng cách doanh số tiếp tục được kéo dãn khi thị trường đón nhận thêm mẫu xe mới của Suzuki XL7. Trong năm 2020, doanh số Innova tụt dốc thê thảm với chỉ 5.423 xe trong khi đó Xpander vẫn có 16.844 xe và XL7 chiếm thị phần của Innova với 4.433 xe.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2021, tiếp tục dự báo sự khó khăn của Innova khi chỉ có 1.770 xe giảm đến 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Bình quân, mỗi tháng Toyota Innova có doanh số chưa đến 300 xe, thấp nhất kể từ năm 2018 (1.215 xe/tháng) và kém năm 2020 (451 xe/tháng). Trong khi đó Mitsubishi Xpander và Suzuki XL7 lần lượt chia nhau 2 vị trí dẫn đầu với doanh số lần lượt là 8.324 xe và 2.408 xe bán ra.
Có thể thấy, Mitsubishi Xpander đã và đang xây chắc vị thế của mình trên thị trường ôtô Việt Nam bằng những ưu điểm phù hợp với thị hiếu của người dùng trong giai đoạn hiện tại. Đó là thiết kế bắt mắt, giá bán hợp lý và tính tiện dụng của nội thất.
Cùng với đó, biến thể Xpander Cross và tùy chọn model lắp ráp trong nước được Mitsubishi giới thiệu trong năm 2020 giúp mẫu MVP Nhật Bản nối dài chuỗi thành tích ấn tượng trước các đối thủ.
Đối với Suzuki XL7, dù rằng lượng xe tiêu thụ còn kém khá xa so với Xpander, đại diện của Suzuki đang có mức tăng trưởng ấn tượng và chiếm đến 15,7% thị phần phân khúc. Khi Suzuki giới thiệu XL7 tại Việt Nam cách đây hơn một năm, mẫu xe 7 chỗ Nhật Bản chỉ bán được hơn 400 xe ở thời điểm tháng 6/2020. Con số hiện nay đã tăng hơn 5 lần và đưa XL7 thành mẫu xe chủ lực của Suzuki.
Kết quả này đến từ việc Suzuki học theo công thức thành công của Xpander và áp dụng cho XL7. So với “người anh em” Ertiga, XL7 có cùng động cơ, khung gầm và độ tiện dụng nhưng bán chạy hơn nhờ thiết kế theo phong cách SUV bắt mắt hơn.
Từ đầu năm đến nay, cả Mitsubishi và Suzuki đều có những chính sách ưu đãi, giảm giá cho 2 mẫu MPV này. Dù vậy lợi thế về giá bán nhìn chung vẫn thuộc về XL7 (590-600 triệu đồng), trong khi Xpander AT hay Xpander Cross có giá bán cao hơn đáng kể, dao động 650-670 triệu đồng.
Lợi thế của Mitsubishi Xpander và Suzuki XL7
Suzuki XL7 |
Đặc điểm của các mẫu xe này là thường được mua về đầu tư chạy dịch vụ, do đó để tiết kiệm chi phí đầu vào, yếu tố giá cả được đặt lên hàng đầu và lợi thế về giá của Xpander và XL7 là yếu tố tiên quyết giúp đánh bại Innova nhanh chóng.
Giá Xpander bản tiêu chuẩn chỉ có 555 triệu đồng và bản cao nhất là 1.5 Cross AT là 670 triệu đồng. Còn giá XL7 cho 2 phiên bản lần lượt là 590 và 600 triệu đồng. Trong khi đó, Innova bản thấp nhất cũng có giá lên 750 triệu đồng và cao nhất là Innova V với giá gần 1 tỉ đồng.
Mức chênh lệch 200-300 triệu đồng so với Xpander hay Ertiga cũng khiến nhóm khách hàng mua xe cho mục đích đầu tư chạy dịch vụ cũng không còn mặn mà với Toyota Innova như trước. Giờ đây khi quyết định lựa chọn mua xe MPV 7 chỗ chạy dịch vụ, Toyota Innova không còn là lựa chọn hàng đầu. Thay vào đó, thiết kế của Xpander và XL7 tỏ ra thực dụng với một mẫu xe gia đình hơn, qua đó được nhiều gia đình trẻ tìm mua.
Mặc dù Innova được đánh giá là rộng rãi hơn với 8 chỗ cùng hệ thống dẫn động cầu sau hơn so với kiểu dẫn động cầu trước của Xpander tuy nhiên những lợi thế này của Innova là không còn khi người mua ưu tiên giá cả trước nhất đối với một mẫu xe chạy dịch vụ.
Tâm lý người dùng tin tưởng vào các mẫu xe được nhập khẩu từ thị trường nước ngoài cũng là một yếu tố quan trọng giúp Xpander cũng như XL7 hạ gục Innova. Doanh số báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất xe Việt Nam cho thấy phần lớn các mẫu Xpander được bán ra là dưới dạng xe CBU (Completely Built-Up), tức là được nhập khẩu nguyên chiếc trong khi lượng xe lắp ráp trong nước bán ra khá khiêm tốn.
Nếu hướng đến khách hàng là gia đình, họ sẽ lựa chọn các bản cao cấp hơn và điều đó lại gây khó với Innova. Nếu như bỏ gần 1 tỉ đồng mua bản cao cấp nhất là Innova V thì có lẽ sự lựa chọn trên thị trường sẽ nghiêng hoàn toàn về các mẫu SUV 5 chỗ cỡ trung sang trọng hơn.
Rõ ràng, đợt nâng cấp vào tháng 10/2020 đã không mang lại hiệu quả cho Toyota Innova. Những thay đổi nhỏ về thiết kế, trang bị không đủ sức bù đắp cho bất lợi về giá bán đắt đỏ của Innova (750-989 triệu đồng).
Honda HR-V giảm giá 100 triệu đồng, chạy đua Kia Seltos Trước sức ép từ các đối thủ trong cùng phân khúc, trong tháng 7 Honda HR-V giảm giá 100 triệu đồng để kích cầu doanh ... |
10 ô tô bán chạy nhất 6 tháng 2021: Cuộc đua tam mã Dù VinFast Fadil dẫn đầu 10 ô tô bán chạy nhất 6 tháng 2021 nhưng cuộc đua tam mã với Toyota Vios và Hyundai Accent ... |
Top 10 xe bán chậm nhất tháng 6/2021: Chủ yếu xe Nhật Trong số Top 10 mẫu xe bán chậm nhất tháng 6/2021, thì có 9 mẫu xe mang thương hiệu Nhật Bản, riêng Toyota có 5 ... |