Những sai lầm nghiêm trọng khi lái xe số tự động

Lái xe số tự động đơn giản hơn so với xe số sàn, nhưng từ đây cũng xuất hiện nhiều sự cố không mong muốn và chỉ cần sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Xe số tự động có ưu điểm là cách vận hành đơn giản hơn nhiều so với xe số sàn, do lược bỏ chân côn. Tài xế chỉ cần quan tâm chân ga, chân phanh, "lên xe và đạp ga" là chạy, không cần lo xe chết máy, sang số phù hợp.

nhung sai lam nghiem trong khi lai xe so tu dong
Xe số tự động có ưu điểm là cách vận hành đơn giản hơn nhiều so với xe số sàn

Nhưng cũng bởi ưu điểm này, nhiều tài xế lái xe số tự động tỏ ra chủ quan hoặc "lười", không sử dụng hết tính năng thiết kế. Dưới đây là những sai lầm nguy hiểm khi lái xe số tự động mà các tài xế cần tránh.

1. Sử dụng hai chân

nhung sai lam nghiem trong khi lai xe so tu dong
Xe số tự động chỉ dùng một chân phải điều khiển cả phanh và ga.

Nếu như trên xe số sàn, tài xế cần dùng cả hai chân thì trên xe số tự động chỉ dùng một chân phải điều khiển cả phanh và ga. Nhiều người lại tỏ ra thừa chân trái và cũng để tiện hơn nên sử dụng cả hai chân, chân phải đạp ga, chân trái đạp phanh. Thực tế đây là một sai lầm cần loại bỏ nếu không sẽ gây ra nhiều nguy hiểm.

Thiết kế chân ga, phanh thẳng vị trí chân phải đưa ra, đúng tư thế ngồi chắn chắn nhất. Nếu cố với chân trái sang chân phanh, tài xế có thể bị vặn người, gây hư cột sống cũng như tư thế lái không vững chắc, nhanh mệt mỏi.

Quan trọng hơn, sử dụng hai chân khi gặp tình huống bất ngờ, tài xế cuống quýt đạp cả hai chân, khi đó vì ga lớn nên tác dụng của phanh sẽ giảm rất nhiều, xe không thể dừng như mong muốn, dẫn tới trường hợp "xe điên".

Trong thực tế, có những tài xế dùng cả hai chân để điều khiển xe số tự động, nhưng đó là những tay đua trong trường đua hoặc có kỹ năng đặc biệt. Ở đó, cần tối ưu khả năng tăng tốc cũng như giảm tốc, tăng tốc trở lại nhịp nhàng. Nhưng chỉ những người được đào tạo bài bản để đua xe mới thực hiện việc này thuần thục, và chỉ trong đường đua chứ không phải ngoài đường công cộng.

2. Không chuyển sang chân phanh khi thôi ga

Cũng thuộc hành vi sử dụng chân phải, nhiều tài xế do lười nên chân vẫn để chờ ở bàn đạp ga mà không chuyển sang chân phanh. Nguyên tắc an toàn là "không ga thì phanh", do đó nếu không đạp ga, chuyển ngay mũi chân sang để chờ phanh. Nếu cứ để chờ ở chân ga, khi gặp tình huống nguy hiểm, phản xạ khiến tài xế đạp dúi về trước, xe không dừng như suy nghĩ mà chồm lên do tăng tốc bất ngờ. Đây cũng là một nguyên nhân lớn dẫn tới những trường hợp xe điên hiện nay.

nhung sai lam nghiem trong khi lai xe so tu dong
Nguyên tắc an toàn là "không ga thì phanh"

Thói quen không tốt này cũng nguy hiểm ngay cả khi lái xe số sàn, Tuy nhiên nếu xe số sàn có thêm chân côn làm cứu cánh, giúp ngắt truyền động thì xe số sàn không có bộ phận này, nguy hiểm tăng thêm nhiều lần.

3. Không dùng số thể thao

Số thể thao, số tay, số bán tự động là những cách gọi thường thấy cho kiểu sang số bằng tay trên xe số tự động. Theo đó, khi cần số ở chế độ này, xe không tự lên số theo tốc độ, mà tài xế tự chuyển số theo ý chí, tùy mục đích.

nhung sai lam nghiem trong khi lai xe so tu dong
Không dùng số thể thao

Chế độ này thường xuất hiện ngay trên cần số với ký hiệu +, - hoặc M1, 2, L1, L2... Ở xe thể thao hoặc xe sang, thậm chí nhiều xe phổ thông hiện nay cũng trang bị tiện nghi hơn khi tích hợp lẫy chuyển số bằng tay trên vô-lăng. Nếu không nói đến sở thích kiểm soát sang số của tài xế, số tay thường được dùng trong những trường hợp vượt xe khác hoặc xuống dốc.

Khi leo dốc, xe tự sang số đảm bảo đủ sức kéo và tốc độ. Nhưng khi xuống dốc do xe lao nhanh theo quán tính, hộp số sẽ lên số cao, do đó không còn khả năng hãm theo kiểu phanh động cơ. Lúc này để đảm bảo xe đổ đèo với tốc độ an toàn, tài xế chủ động về số tay 1, 2... sao cho phù hợp với độ nghiêng và chiều dài con dốc đến mức an toàn.

Nếu không sử dụng số tay, tài xế bắt buộc lạm dụng phanh để hãm tốc. Nhưng hãm tốc bằng phanh không thể đều và mượt như hãm bằng động cơ. Bên cạnh đó, đặt phanh làm việc trong tình trạng khắc nghiệt liên tục thời gian dài có thể khiến cháy phanh, mất tác dụng hệ thống thủy lực.

Tuy nhiên, không phải mọi con dốc đều phải chuyển sang chế độ này. Tài xế cần cân nhắc độ dốc, chiều dài dốc và tình trạng hoạt động của xe để quyết định có sử dụng hay không.

Nguồn: VNE

Có thể bạn quan tâm

Vì sao xe số sàn vẫn được ưa chuộng?

Vì sao xe số sàn vẫn được ưa chuộng?

Mặc dù lượng bán xe ngày càng giảm, nhưng xe số sàn vẫn chiếm được cảm tình đặc biệt của một bộ phận người dùng
Một số sai lầm của 'tài mới' dễ mắc phải khi lái xe số tự động

Một số sai lầm của 'tài mới' dễ mắc phải khi lái xe số tự động

Lái xe số tự động dễ hơn xe số sàn, tuy nhiên cần phải tránh một số thói quen dưới đây để đảm bảo an toàn
Mua xe phụ nữ nên chọn xe số sàn hay số tự động?

Mua xe phụ nữ nên chọn xe số sàn hay số tự động?

Xe số sàn và số tự động rất khác nhau trong cách điều khiển xe, mỗi xe đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Để đảm bảo an toàn phụ nữ nên chọn xe số sàn hay số tự động?

Cùng chuyên mục

Xe điện Wuling Bingo gặp khó với hệ thống trạm sạc tại Việt Nam?

Xe điện Wuling Bingo gặp khó với hệ thống trạm sạc tại Việt Nam?

Khách hàng mua xe Wuling Bingo bắt buộc phải sử dụng một thiết bị chuyển đổi, nếu muốn sử dụng các bộ sạc công cộng tại Việt Nam.
Sẽ đổi, cấp lại Giấy phép lái xe theo phân hạng mới?

Sẽ đổi, cấp lại Giấy phép lái xe theo phân hạng mới?

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 quy định về việc đổi, cấp lại giấy phép lái xe.
Một số lưu ý để lái xe an toàn dịp nghỉ lễ 2/9

Một số lưu ý để lái xe an toàn dịp nghỉ lễ 2/9

Trong những chuyến đi xa hoặc dài ngày, những tài xế mới lái cần tuân thủ một số kinh nghiệm, lưu ý để cho chuyến đi của mình được an toàn và thuận lợi hơn.
VinFast VF3 độ cửa sổ trời, liệu có được đăng kiểm?

VinFast VF3 độ cửa sổ trời, liệu có được đăng kiểm?

Một khách hàng chơi lớn khi cắt nóc xe, để độ cửa sổ trời cho chiếc xe VinFast VF3 mới, tuy nhiên nhiều người lo ngại xe có thể bị trượt đăng kiểm.
VinFast VF3 có sạc tại nhà được không?

VinFast VF3 có sạc tại nhà được không?

Xe điện VF3 có thể sạc được tại nhà, nhưng không dùng các bộ sạc thông thường như VF5, VF6, VF7, VF8 hay VF9 mà sử dụng bộ sạc riêng do VinFast cung cấp.
Quy định mới về giấy phép lái xe có hiệu lực từ 1/1/2025

Quy định mới về giấy phép lái xe có hiệu lực từ 1/1/2025

Từ 1/1/2025, giấy phép lái xe sẽ có 15 hạng, hạng A1 được cấp cho người lái xe máy đến 125 cc, gộp bằng lái ôtô B1 và B2 thành B.

Tin khác

Một số quy định mới đáng chú ý tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Một số quy định mới đáng chú ý tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có một số quy định hoàn toàn mới, các chủ phương tiện và người tham gia giao thông cần lưu ý thực hiện để tránh bị phạt.
Đánh giá 70mai A510: Camera hành trình "xịn sò" với hàng loạt công nghệ mới

Đánh giá 70mai A510: Camera hành trình "xịn sò" với hàng loạt công nghệ mới

Camera hành trình 70mai A510 không chỉ cho chất lượng hình ảnh rõ nét mà còn có nhiều tính năng như giám sát đỗ xe từ xa, GPS, Adas, ghi hình vòng lặp...
VinFast VF9 – SUV đẳng cấp với chính sách xứng tầm

VinFast VF9 – SUV đẳng cấp với chính sách xứng tầm

VinFast cam kết mua lại VF9 ở mức 81% giá trị xe sau 24 tháng để đổi sang xe mới, cho phép khách hàng sạc pin miễn phí, cùng nhiều quyền lợi chăm sóc “trong mơ” cho chủ xe.
Giấy phép lái xe có 12 điểm, tài xế bị trừ điểm khi vi phạm

Giấy phép lái xe có 12 điểm, tài xế bị trừ điểm khi vi phạm

Mỗi giấy phép lái xe sẽ có 12 điểm/ năm, trường hợp vi phạm sẽ bị trừ điểm, khi hết điểm tài xế không được lái xe và phải tham gia kiểm tra kiến thức an toàn giao thông.
Nguy cơ tiềm ẩn khi dùng pin không chính hãng cho xe máy điện

Nguy cơ tiềm ẩn khi dùng pin không chính hãng cho xe máy điện

Rủi ro từ độ pin, dùng pin xe máy điện không chính hãng có thể gây rủi ro lớn về cháy nổ, mất an toàn cho bản thân và cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động