Nhật Bản thu hồi giấy phép sản xuất ba mẫu xe Daihatsu sau bê bối
Daihatsu có thể thiệt hại tới 700 triệu USD sau bê bối gian lận Toyota Việt Nam dừng giao xe Avanza sau bê bối của Daihatsu Toyota thừa nhận một số mẫu xe Daihatsu gian lận thử nghiệm an toàn |
Bộ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Vận tải và Du lịch Nhật Bản đã bắt đầu các thủ tục hủy bỏ chứng chỉ sản xuất cho các mẫu xe Gran Max, TownAce (bán dưới thương hiệu Toyota) và Bongo (bán dưới thương hiệu Mazda). Sau khi chứng chỉ bị hủy, Daihatsu sẽ không thể sản xuất các phương tiện này. Trước khi hủy giấy phép, Bộ sẽ tổ chức một phiên điều trần với công ty vào ngày 23/1.
Cơ quan có thẩm quyền này cũng dự định ban hành một quyết định theo Luật Vận tải Đường bộ, yêu cầu Daihatsu phải cải cách đáng kể cơ cấu tổ chức của mình.
Mặc dù, giấy chứng nhận bị hủy bỏ, tuy nhiên hãng vẫn sẽ có cơ hội sản xuất lại, nhưng sẽ phải đối diện quá trình kiểm tra nghiêm ngặt. Chứng nhận sẽ được cấp sau khi mẫu xe vượt qua quy trình kiểm tra của Bộ Giao thông, xác định liệu nó có đáp ứng các yêu cầu về an toàn hay không.
Vào tháng 5/2023, một hội đồng độc lập đã tiến hành điều tra thương hiệu Daihatsu (thuộc tập đoàn Toyota) sau khi hãng này thừa nhận đã gian lận trong bài kiểm tra an toàn của 6 mẫu xe. Theo điều tra, có thêm 174 trường hợp gian lận trong kết quả kiểm tra cuối cùng.
Theo quy định, hãng cần phải tiến hành thử nghiệm va chạm cả bên sườn trái và sườn phải của xe. Sau đó, hãng phải nộp dữ liệu thử nghiệm va chạm của cả hai bên sườn. Tuy nhiên, Daihatsu lại chỉ tiến hành thử nghiệm va chạm bên sườn phía ghế phụ lái (bên trái) và lấp liếm thành kết quả của hai bên sườn trái và phải.
Thời điểm đó, vụ gian lận khiến cho 78.440 xe bị ảnh hưởng, trong đó có 56.111 chiếc Raize hybrid và 22.329 chiếc Rocky hybrid bị ngừng bán tại Nhật Bản.
Theo hội đồng độc lập, công ty đã ưu tiên phát triển ngắn hạn để cạnh tranh với các đối thủ. Điều này dẫn đến "áp lực cực độ do lịch trình phát triển quá chặt chẽ và cứng nhắc" và là nguồn cơn của những hành vi sai trái.
Nikkei Asia dự tính Daihatsu Motor có thể phải chịu thiệt hại hơn 100 tỷ yên (tương đương gần 17.000 tỷ đồng) do vụ scandal gian lận an toàn, bao gồm khoản chi phí đến từ việc đóng cửa nhà máy và bồi thường cho các nhà cung cấp.
Ngày 21/12, Toyota Việt Nam cho biết sẽ nhanh chóng thực hiện các công việc cần thiết để kiểm tra và xử lý vấn đề. Theo đó, hãng ô tô Nhật Bản chủ động tạm dừng việc chuyển những lô xe có liên quan đến Daihatsu tới đại lý và thông báo chỉ 1 mẫu xe bị ảnh hưởng là Avanza Premio phiên bản số sàn (MT).
Haval H6 Hybrid điều chỉnh giá niêm yết, giảm 110 triệu đồng Haval H6 Hybrid sẽ có giá bán lẻ khuyến nghị mới từ 986 triệu đồng, giảm 110 triệu so với lúc mới ra mắt. Áp ... |
Gần 70.000 xe ô tô Hyundai được tiêu thụ tại Việt Nam trong năm 2023 Số lượng ô tô Hyundai đạt 10.844 xe trong tháng 12, góp phần nâng tổng doanh số trong năm 2023 của hãng xe Hàn lên ... |
Top 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam tháng 12/2023: Toyota Vios trở lại ngôi vương Với doanh số hơn 3.000 xe được bán ra,Toyota Vios đã trở lại vị trí dẫn đầu Top 10 xe ô tô bán chạy nhất ... |