Một số công nghệ hỗ trợ người lái và hệ thống an toàn hiện đại trên ô tô
VinFast hợp tác với ZF ra mắt hệ thống hỗ trợ lái cấp độ 2+ Công nghệ an toàn: Xu thế cạnh tranh mới của các hãng ô tô tại Việt Nam Công nghệ an toàn có thể vô dụng do tài xế Việt không hiểu |
Tại sao cần trang bị công nghệ hỗ trợ lái xe trên ô tô?
Công nghệ hỗ trợ lái ô tô là hệ thống điện tử, bao gồm hệ thống camera giám sát, các loại cảm biến, tính năng xử lý thông tin cảm biến, phát hiện và theo dõi người đi bộ và các phương tiện khác cùng lưu thông trên đường, phân tích hành vi tài xế...
Công nghệ này hoạt động một cách tự động hóa, thích ứng và tăng cường hệ thống xe. Điều này làm cho chúng tiên tiến hơn so với các hệ thống an toàn khác, hỗ trợ nhiều tính năng như giám sát, xác định, cảnh báo và thậm chí ngăn chặn các sự cố không mong muốn khi lái xe, giúp tài xế tập trung chú ý và lái xe an toàn hơn. Giảm thiểu tối đa tai nạn và chi phí phát sinh khi xảy ra sự cố không mong muốn.
7 công nghệ hiện đại hỗ trợ lái ô tô hiện nay
Cảnh báo chệch làn đường/Hỗ trợ giữ làn
Cảnh báo lệch làn và hỗ trợ giữ làn |
Đúng như tên gọi, hệ thống cảnh báo chệch làn đường có chức năng cảnh báo khi xe đi chệch làn. Thông qua các cảm biến, camera gắn ở đầu xe… hệ thống sẽ phát hiện tình trạng xe đi sai làn đường. Sau đó đưa ra cảnh báo cho tài xế bằng hình ảnh hiển thị trên bản đồng hồ trung tâm, âm thanh, hoặc tạo rung nhẹ vô lăng.
Hệ thống này cho hiệu quả hoạt động tối đa khi đi trên đường trường, đặc biệt là đường cao tốc, giúp giảm thiểu tai nạn liên quan đến việc chuyển làn đột ngột của ôtô.
Kiểm soát hành trình thích ứng
Kiểm soát hành trình thích ứng |
Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng (Adaptive Cruise Control) cho phép tài xế thiết lập tốc độ mong muốn cho xe mà không cần phải tác động lực vào chân ga. Hệ thống này có tác dụng duy trì sự ổn định của chân ga, giúp người lái thoải mái hơn khi điều khiển xe, đồng thời giảm mức nhiên liệu tiêu thụ của xe.
Ngày nay, hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng thường được tích hợp cùng với hệ thống cảnh báo va chạm, sử dụng chung các cảm biến của hệ thống này để tự giảm tốc độ xe cũng như cảnh báo người lái về khả năng va chạm với xe phía trước.
Theo các tài xế lâu năm, đây là tính năng hữu ích giúp giải tỏa nỗi lo xe chạy quá tốc độ cho phép, đặc biệt là trên đường quốc lộ hay đường cao tốc.
Hệ thống cảnh báo mất tập trung
Hệ thống cảnh báo mất tập trung được thiết kế chủ yếu để phát hiện mức độ tập trung của người lái có đủ đáp ứng và tiếp tục lái xe sau một hành trình dài. Người lái có bị rơi vào trạng thái buồn ngủ hay không nhằm đưa ra những cảnh báo bằng âm thanh phù hợp, đảm bảo an toàn để tiếp tục hành trình.
Với mục tiêu đó, các hệ thống cảnh báo mất tập trung chủ yếu hoạt động dựa trên việc thu thập thông tin như thời gian lái xe, quãng đường di chuyển, hiệu suất lái để đưa ra cảnh báo nghỉ ngơi. Tùy theo thiết lập của nhà sản xuất mà hệ thống sẽ đưa ra các cảnh báo sau 2 đến 4 tiếng lái xe liên tục nếu nhận thấy tài xế mất tập trung hoặc mệt mỏi.
HCảnhệ thống cảnh báo điểm mù
Điểm mù là vùng không gian bên ngoài xe bị che khuất mà tài xế không thể quan sát được thông qua gương chiếu hậu hay nhìn trực tiếp từ vị trí ghế lái. Tầm quan sát của người lái bị hạn chế, khiến việc rẽ hoặc chuyển làn trở nên nguy hiểm, làm tăng nguy cơ xảy ra va chạm giữa các phương tiện.
Như tên gọi của nó, hệ thống cảnh báo điểm mù xe ôtô ra đời nhằm giám sát và cảnh báo điểm mù xe ôtô. Tính năng cảnh báo điểm mù giúp kiểm soát, giám sát và cảnh báo cho người sử dụng ôtô biết được rằng, sắp có các phương tiện tham gia giao thông khác đang tiếp cận và nằm trong phạm vi điểm mù của xe. Thậm chí nó còn có thể can thiệp vào xe để chống tai nạn do điểm mù gây ra.
Hệ thống camera giám sát
Với tính năng phân tích quãng đường và hành vi của người lái xe trong thời gian thực, hệ thống camera giám sát có thể đưa ra cảnh báo va chạm phía trước, nhận dạng biển báo giao thông và phát hiện lái xe mất tập trung. Điều này góp phần làm giảm tần suất và mức độ rủi ro khi lưu thông trên đường.
Cảnh báo va chạm
Đây là công nghệ được trang bị phổ biến trên các dòng ô tô hạng sang cũng như xe phổ thông, có vai trò giảm thiểu tối đa va chạm khi xe lưu thông trên các tuyến đường nội đô đông đúc cũng như khi lùi, đỗ xe.
Các cảm biến thường được nhà sản xuất gắn phía trước, phía sau hoặc bên hông xe để tính toán khoảng cách giữa xe của bạn và các phương tiện, vật thể xung quanh rồi phát ra cảnh báo cho người lái. Một số dòng xe sang còn được sử dụng kết hợp radar, camera để phát hiện khoảng cách có thể xảy ra va chạm.
Hỗ trợ khởi hành ngang dốc
Dừng xe, rồi khởi hành xe khi đang ở lưng chừng dốc là tình huống tương đối khó bởi nếu người lái không kịp thời vào ga khi buông chân phanh, xe rất dễ bị trôi về phía sau và có thể xảy ra tình huống va chạm. Hệ thống khởi hành ngang dốc trên ô tô sẽ giúp xe không bị trượt về phía sau trong khoảng 3 - 5 giây đủ để tài xế thoải mái chuyển từ chân phanh sang chân ga.
Được biết, trước đây hệ thống này chỉ xuất hiện trên những chiếc xe ô tô hạng sang hay xe địa hình. Tuy nhiên, đến ngày nay, hệ thống khởi hành ngang dốc đã được ứng dụng rộng rãi và phổ biến hơn.
Trong phân khúc xe hạng A hiện nay, mẫu xe ôtô VinFast Fadil sở hữu tính năng hỗ trợ khởi hành ngang dốc được người sử dụng đánh giá cao.
Chênh hơn 100 triệu đồng, 3 phiên bản Hyundai Creta 2022 có gì khác biệt? Với giá bán chênh hơn 100 triệu đồng, sự khác nhau giữa 3 phiên bản Hyundai Creta 2022 chủ yếu nằm ở công nghệ, tiện ... |
Chạy 100km, VinFast VF e34 được rao bán với lý do bất ngờ VinFast VF e34 còn rất mới khi mới chạy được 100km được rao bán cao hơn 20 triệu đồng so với giá lăn bánh, với ... |
Grand i10 là mẫu xe duy nhất của Hyundai có doanh số tăng trong tháng 2 Với gần 1.000 xe bán ra trong tháng 2/2022, Hyundai Grand i10 là mẫu xe duy nhất của hãng có doanh số tăng trưởng |