Đổ bộ ồ ạt, cơ hội nào cho xe Trung Quốc tại Việt Nam?
Những mẫu xe Trung Quốc dự kiến ra mắt Việt Nam trong năm 2024 Xe Trung Quốc 'ồ ạt' đổ bộ vào thị trường Việt Nam Hãng xe Trung Quốc - Chery sẽ lắp ráp xe tại Việt Nam? |
Xe Trung Quốc ồ ạt về Việt Nam
Từng gia nhập thị trường Việt Nam từ hơn 10 năm trước, nhưng phải đến 2 năm trở lại đây, "làn sóng" ô tô Trung Quốc mới trở nên mạnh mẽ và ghi dấu ấn rõ nét hơn với người tiêu dùng trong nước. Năm 2023 có thể nói là năm nở rộ của các mẫu xe Trung Quốc tại thị trường Việt, với các thương hiệu lần lượt chào sân như Wuling, Haval, Haima, Lynk & Co…
Con số này tiếp tục tăng lên trong năm 2024. Điều này đã được các chuyên gia trong ngành sớm đưa ra dự báo dựa trên những diễn biến tích cực từ các "ông lớn" của ngành ô tô Trung Quốc như Chery hay BYD,...Ước tính, hiện có khoảng gần 10 thương hiệu ô tô Trung Quốc đang phân phối chính hãng tại thị trường Việt Nam, tương đương với các thương hiệu Nhật Bản.
Theo báo cáo từ Tổng cục Hải Quan, trong quý 1/2024, đã có 5.821 xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc, chiếm 18% tổng lượng xe nhập khẩu của cả nước và tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Cơ hội cho xe Trung Quốc tại Việt Nam
Có thể thấy, sau khi giành được vị trí nhất định tại các thị trường khác, nhiều hãng xe Trung Quốc đang có “tham vọng” chiếm lĩnh thị phần tại các quốc gia mới bước vào giai đoạn ô tô hóa, trong đó có Việt Nam. Đây là những thị trường rất tiềm năng bởi nhu cầu mua ô tô rất lớn, trong khi ngành ô tô nội địa chưa phát triển mạnh.
Trong bối cảnh công nghệ, phong cách thiết kế liên tục thay đổi theo thị hiếu người tiêu dùng, sự đa dạng mẫu mã, thương hiệu có thể được xem là một trong những lợi thế của ô tô Trung Quốc. Ngoài ra, việc sở hữu hàng loạt công nghệ, tính năng tiện ích trong khi giá bán khá cạnh tranh cũng được xem là thế mạnh truyền thống tiếp tục được ô tô Trung Quốc tạo ra khi trở lại Việt Nam.
Ô tô Trung Quốc hiện nay phủ đều ở tất cả các phân khúc. Từ ô tô điện giá rẻ như Wuling Hongguang Mini, sedan cỡ nhỏ như MG5, xe hybrid như Haval H6, xe MPV cỡ nhỏ như Haima 7X và 7X-E, cho đến các dòng xe sang giàu công nghệ như Lynk & Co 01 và Lynk & Co 09.
Sự đa dạng này giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn khi mua ô tô xuất xứ Trung Quốc. Đặc biệt, nhiều thương hiệu xe Trung Quốc đang tập trung vào phân khúc ô tô gầm cao cỡ nhỏ, vốn được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng.
Chính sách ưu đãi của Chính phủ Việt Nam khi áp dụng mức thu lệ phí trước bạ 0% với ô tô điện cũng là một lợi thế lớn cho ô tô Trung Quốc. Những hãng xe lớn của Trung Quốc như BYD, Chery đang sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến như công nghệ chế tạo pin, sạc nhanh và trí tuệ nhân tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển xe điện.
Ở lần trở lại này, các thương hiệu Trung Quốc cũng tăng cường dịch vụ hậu mãi, thậm chí lên kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam như bằng chứng cho thấy sự đầu tư nghiêm túc và cam kết gắn bó lâu dài với người tiêu dùng.
Thách thức ở thị trường Việt
Mặc dù, ô tô Trung Quốc có rất nhiều lợi thế như đa dạng mẫu mã, thương hiệu, giàu công nghệ tính năng… tuy nhiên việc thuyết phục được khách hàng Việt không phải là câu chuyện một sớm, một chiều. Bởi, thực tế thị trường ô tô Việt Nam khá đa dạng nhưng lợi thế vẫn đang nghiêng về phía các thương hiệu ô tô Nhật Bản, Hàn Quốc hay Mỹ, Đức… vốn đã tạo được chỗ đứng, niềm tin trong suy nghĩ của khách hàng Việt Nam.
Bên cạnh đó, là vấn đề giá cả của các mẫu xe Trung Quốc cũng sẽ là vấn đề vì thực tế doanh số chủ yếu trong thị trường nội địa, được nhiều ưu đãi của chính quyền. Nhưng nếu ra nước ngoài, giá thành sẽ có nhiều thay đổi vì chính sách thuế của từng quốc gia là khác nhau.
Đặc biệt, thị trường Việt Nam dù là thị trường nhỏ với dung lượng thị trường không quá lớn nhưng cũng không hề dễ dàng để chinh phục vì tâm lý e ngại xe Trung Quốc. Thực tế này đã khiến không ít hãng xe Trung Quốc như Lifan, Chery, Haima, Geely... phải lặng lẽ rời khỏi thị trường chỉ sau vài năm góp mặt. Thậm chí, một thương hiệu có nguồn gốc Anh quốc lâu đời và được phân phối thông qua Tanchong Motor của Malaysia như MG cũng đang khá chật vật trong công cuộc tìm kiếm doanh số ở lần trở lại gần đây. Nguyên nhân chỉ vì đã bán cho SAIC Motor của Trung Quốc.
Chưa kể so với thời gian trước đây, hiện thị trường Việt có rất nhiều lựa chọn ở nhiều phân khúc khác nhau với nhiều tầm giá và ưu đãi nhiều nên các khách hàng Việt ngày càng khó tính hơn và yêu cầu cao về chất lượng, dịch vụ cũng như giá cả.
Ngoài ra, việc thiếu mạng lưới đại lý phủ sóng rộng khắp cũng là một trong những rào cản đối với xe Trung Quốc tại Việt Nam. Trước đây, xe Trung Quốc thường được nhập khẩu nhỏ lẻ thông qua các doanh nghiệp tư nhân nên rất hạn chế cả về độ phủ lẫn trình độ nhân lực.
Nhìn chung, để có thể giải quyết tốt bài toán chinh phục khách hàng Việt, vẫn còn đó nhiều thách thức mà các hãng xe Trung Quốc cần vượt qua, từ việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin đối với người dùng, bình ổn giá cả cho đến cơ sở hạ tầng và dịch vụ sau bán hàng…
Nhiều điểm mới trong luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có nhiều điểm mới như quy định độ tuổi trẻ em ngồi hàng ghế trước, trừ ... |
Peugeot 5008 giảm hơn 100 triệu đồng tại đại lý Peugeot 5008 VIN 2023 đang được một số đại lý giảm giá lên tới gần 120 triệu đồng để xả hàng tồn kho và tăng ... |
Mitsubishi Outlander 2024 bất ngờ lộ diện tại Việt Nam Hình ảnh của một chiếc Mitsubishi Outlander thế hệ mới tại Việt Nam đã được chia sẻ trên mạng xã hội trước thời điểm ra ... |