Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh thuế nhập khẩu xăng xuống 10%
Sau nhiều lần tăng, giá xăng chiều 1/7 giảm nhẹ Đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng với xăng dầu Đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường 1.000 đồng/lít xăng |
Ngoài việc điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường (BVMT) xuống mức sàn, mới đây, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất chính phủ giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đối với xăng dầu. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất giảm từ 20% thuế nhập khẩu đối với xăng, dầu xuống còn 10% thay vì mức 12% như đề xuất trước đây.
Bộ Tài chính chia sẻ: "Tỷ trọng xăng E5RON92 nhập khẩu chiếm 14,36% và xăng RON95 chiếm 31,7% lượng xăng tiêu thụ trong nước (dựa trên số liệu quý 2/2022). Hiện tại, xăng nhập khẩu chủ yếu từ quốc gia đã ký kết Hiệp định FTA với Việt Nam do đó, thuế suất nhập khẩu MFN giảm xuống 10%".
Điều này góp phần làm giảm nhẹ giá xăng dầu nhưng chưa được như kỳ vọng. Việc giảm thuế nhập khẩu sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng từ các quốc gia khác, thúc đẩy cạnh tranh để làm giá xăng hạ nhiệt.
Bộ Tài chính đề xuất mức giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì (mã HS từ 2710.12.21 đến 2710.12.29) giảm từ 20% xuống còn 10% thay cho phương án trước đó (giảm từ 20% xuống còn 12%).
Việc điều chỉnh lần này đảm bảo dư địa để có thể đàm phán các FTA mới trong tương lai, đồng thời không làm phát sinh nghĩa vụ của Việt Nam trong cam kết quốc tế. Riêng mặt hàng xăng động cơ, có pha chì hiện tại không còn được sản xuất trong nước và không có kim ngạch nhập khẩu nên Bộ Tài chính đề xuất giữ nguyên mức thuế suất nhập khẩu MFN hiện hành.
Riêng với mặt hàng dầu, Bộ Tài chính trình chính phủ tiếp tục áp dụng thuế suất nhập khẩu MFN là 7% như hiện hành để không phát sinh nghĩa vụ của Chính phủ trong cam kết GGU với nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Hiện tại, mức thuế nhập khẩu FTA đối với mặt hàng dầu trong khuôn khổ Hiệp định ATIGA với các nước ASEAN và Hiệp định FTA với Hàn Quốc đang nằm ở mức 0% nên kim ngạch nhập khẩu theo thuế suất thuế nhập khẩu MFN không đáng kể.
Bộ Tài chính trình chính phủ quy định Nghị định có hiệu lực kể từ ngày ký và không quy định thời hạn áp dụng. Theo lộ trình, thuế suất FTA của các mặt hàng xăng tại ATIGA giảm còn 5% vào năm 2023 và 0% vào năm 2024. Vì thế, việc quy định thuế suất thuế nhập khẩu MFN 10% đối với xăng nhằm bình ổn giá là phù hợp, đảm bảo độ chênh hợp lý giữa thuế suất MFN và thuế suất FTA đối với xăng.
Hiện tại, tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu trong nước đang thấp hơn mức bình quân chung so với các nước trong khu vực. Tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng ở nhiều nước dao động 40% - 55%, dầu 35% - 50%, trừ một số quốc gia có lượng dầu mỏ lớn và tỷ trọng thấp. Ngược lại, ở nước ta, mức thuế BVMT đang giảm về mức sàn, tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu khoảng 19,39% đối với xăng E5RON92, 11,05% đối với dầu diesel và 21,95% đối với xăng RON95.
Kết quả VMRC 2022 chặng 2: Lần đầu tiên tay đua nữ nhất chặng Kết quả VMRC 2022 chặng 2 chứng kiến hàng loạt bất ngờ khi cả 2 tay đua nữ đều thi đấu xuất sắc và giành ... |
Phân hạng VMRC 2022 chặng 2: 'Nữ vương' xuất hiện? Phân hạng VMRC 2022 chặng 2 tiếp tục chứng kiến sự tiến bộ của các tay đua nữ, hứa hẹn chiếm giữ ngôi đầu |
Phân khúc xe hạng A tháng 6/2022: VinFast Fadil đứng đầu, Toyota Wigo rời cuộc chơi Với hơn 1.000 xe bán ra trong tháng 6, VinFast Fadil tiếp tục dẫn đầu phân khúc hạng A, trong khi đó Toyota Wigo với ... |