Xử lý ra sao với người tạt sơn hàng loạt xế hộp?
15 tuổi được đăng ký xe nhưng có được điều khiển xe? Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô, xe máy năm 2023 bị xử phạt bao nhiêu? Lỗi đè vạch phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới nhất năm 2023? |
Mới đây trên một hội nhóm về ô tô, một thành viên chia sẻ đoạn video về hàng loạt ô tô bị xịt sơn đỏ lên xe do những xe này đậu xe sai quy định.
Quan sát trên video có thể thấy 5 chiếc ô tô đậu liên tiếp nhau bị xịt sơn lên phần cánh xe, đuôi xe. Phía cuối, chủ nhân video còn quay tại nơi đặt biển báo cấm dừng, đỗ xe nhưng có rất nhiều xe vẫn ngang nhiên đậu xe tại đây.
Sau khi video được đăng tải cũng nhận được nhiều lượt like, bình luận và chia sẻ. Theo đó, nhiều ý kiến cho rằng khu vực này nên có camera phạt nguội và đồng thời nên xử lý đối với người xịt sơn lên xe.
Liên quan đến hành vi này, một số luật sư cho biết: đối với bên đỗ xe, nếu không vi phạm Luật Giao thông đường bộ về hành vi dừng đỗ xe thì chỉ được coi là gây sự bất tiện cho người khác, cần có ý thức hơn mỗi khi dừng đỗ để tránh gây phiền hà cho người khác.
Nếu vi phạm quy định về dừng đỗ không đúng nơi quy định thì lái xe bị xử lý hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, người điều khiển xe có thể bị phạt tiền lên đến 2 triệu đồng tùy hành vi vi phạm. Còn đối với hành vi xịt sơn, vẽ bậy, cào xước… lên xe người khác thì tùy vào mức độ thiệt hại sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự, hành chính và phải bồi thường dân sự.
Cụ thể, nếu thiệt hại chưa đến 2 triệu đồng và không thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy và phòng chống bạo lực gia đình.
Theo đó, người này có thể bị phạt tiền lên tới 5 triệu đồng về hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác. Nếu thiệt hại từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều 178 thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015.
Như vậy, có thể thấy rằng việc xịt sơn lên xe người khác có thể phạm tội hình sự nếu mức thiệt hại được đánh giá từ 2 triệu đồng trở lên và khung hình phạt tù cao nhất có thể lên đến 20 năm và phải bồi thường thiệt hại cho bị hại.
Trên thực tế, gần đây, nhiều người dân vì bực tức trước những xe ô tô đỗ chắn cửa nhà mình hoặc đỗ gây cản trở giao thông đã tự ý đổ sơn, bôi bẩn, nhằm mục đích "dằn mặt" chủ xe. Nguyên nhân chính là do tâm lý người dân cho rằng, vỉa hè trước cửa nhà mình, ngõ đi vào nhà mình là thuộc quyền quản lý, sử dụng của mình.
Thậm chí, ngay cả trong trường hợp, những tuyến phố được phép dừng đỗ xe ô tô, song một số chủ những gia đình có nhà mặt đường cũng tỏ ra khó chịu khi những chiếc xe ô tô đỗ chắn ngay mặt tiền nhà mình, nhất là khi họ đang hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, người dân không nên tự ý bôi bẩn, viết bẩn lên xe ô tô, vì thực ra, người vi phạm đang dừng đỗ xe sai quy định tại đất công cộng, họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu tự ý bôi bẩn, vẽ bẩn lên tài sản của họ nhẹ thì bồi thường, nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu chủ tài sản có đơn đề nghị khởi tố vụ án hình sự về hành vi làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản.Điều 178 BLHS 2015 thì sẽ bị xử phạt hành chính. Theo đó, người này có thể bị phạt tiền lên tới 5 triệu đồng về hành vi “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác”.
Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; c) Tài sản là bảo vật quốc gia; d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; đ) Để che giấu tội phạm khác; e) Vì lý do công vụ của người bị hại; g) Tái phạm nguy hiểm, 3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. |
Top 10 ô tô bán chậm tháng 2/2023: Honda Accord đội sổ Trong Top 10 ô tô bán chậm tháng 2/2023, Honda Accord gây bất ngờ khi chỉ có vỏn vẹn 1 xe được bán ra thị ... |
Top 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam tháng 2/2023: Hyundai Accent vẫn dẫn đầu Với doanh số 1.564 xe bán ra, Hyundai Accent tiếp tục dẫn đầu Top 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam trong tháng 2/2023 |
Honda City 2023 ra mắt, giá quy đổi từ 330 triệu đồng Ấn Độ là thị trường đầu tiên ra mắt Honda City 2023. Xe có 9 phiên bản, hai tùy chọn động cơ đi cùng mức ... |