Vì sao nhiều mẫu xe ô tô quay đầu tăng giá bán?
Suzuki Ertiga, Swift, Ciaz đồng loạt tăng giá bán Toyota tăng giá hàng loạt mẫu xe, cao nhất 40 triệu đồng Một số mẫu xe ô tô gầm cao ăn khách tại Việt Nam bất ngờ tăng giá bán |
Từ đầu năm 2022 tới nay, thị trường ô tô chứng kiến việc nhiều mẫu xe khan hàng do đứt gãy chuỗi cung ứng, chi phí nguyên vật liệu tăng cao, ảnh hưởng đến sản xuất.
Ngay đầu năm 2022, Ford Việt Nam là hãng xe đầu tiên thực hiện tăng giá xe, đối với 2 mẫu là Ranger và Everest. Mức tăng giá là từ 12 – 13 triệu đồng.
Sau Ford, Suzuki Việt Nam cũng thông báo về việc điều chỉnh giá bán từ 1/4/2022, với loạt xe Ertiga, Swift, Ciaz, tăng thêm từ 5,9 -10 triệu đồng. Tuy Suzuki không thông báo về nguyên nhân tăng giá song theo đại lý, do các mẫu xe mới nhập khẩu về từ năm 2022 đã được nâng lên tiêu chuẩn khí thải Euro 5.
Mới đây nhất, Toyota và Lexus cũng đã xác nhận việc sẽ thực hiện tăng giá xe từ 1/5/2022 hàng loạt mẫu xe. Trong đó Raize tăng giá 20 triệu đồng, Vios tăng 5 triệu đồng, Camry tăng 18-21 triệu đồng, Corolla Cross tăng 16 triệu đồng.... Nguyên nhân không được hãng xe tiết lộ song theo đại lý, nguồn cung linh kiện hạn chế, chi phí tăng dẫn tới giá xe cũng được điều chỉnh để phù hợp.
Thậm chí, một số mẫu xe như như Raize hay Veloz Cross muốn nhận xe sớm, khách hàng buộc phải chấp nhận mua kèm các gói phụ kiện, với Raize là khoảng 10-20 triệu đồng trong khi Veloz Cross là khoảng 20-40 triệu đồng. Các gói "lạc" này chủ yếu gồm những phụ kiện quen thuộc như phím cách nhiệt, camera hành trình, các gói phủ gầm vv… với giá bán chênh khá nhiều so với giá mua bên ngoài.
Với thương hiệu Hyundai, hàng loạt xe của hãng này cũng đang được đại lý bán với mức chênh lớn như Santa Fe (40-70 triệu đồng), Tucson lên đến cả trăm triệu hay mẫu Creta mới ra mắt với mức chênh khoảng 20-40 triệu. Thậm chí, đại lý Hyundai còn yêu cầu khách trả thẳng tiền, không kèm phụ kiện.
Trong khi đó, khách mua 2 mẫu SUV đô thị của Kia gặp một tình trạng khó chịu là không biết khi nào mới có thể nhận xe. Với Kia Seltos, tình trạng chậm giao xe đã diễn ra từ năm ngoái nhưng chưa được cải thiện. Trên các hội nhóm, nhiều khách hàng bày tỏ bức xúc khi cọc xe đến vài tháng nhưng vẫn chưa thể nhận xe. Một số khác chọn phương án "quay xe" để tìm đến lựa chọn khác.
Sonet và Seltos cũng đã liên tục tăng giá trong thời gian qua, trong khi tốc độ giao hàng không được cải thiện.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xe tại Việt Nam, nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng khan hàng nhiều mẫu xe hot tại Việt Nam là do ảnh hưởng của chuỗi cung ứng toàn cầu. Tình trạng này đã diễn ra từ năm ngoái, ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất, kinh doanh của các hãng xe lớn và chưa thể sớm khắc phục trong năm nay.
Bên cạnh đó, từ đầu năm 2022 tới nay, nhiều mẫu xe cũng bắt buộc phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 5 mới, khiến giá thành tăng lên. Vì vậy, một số hãng xe đã có động thái điều chỉnh giá bán lẻ một số mẫu ô tô.
100 ô tô điện Vinfast chuẩn bị hành trình đến mũi Sa Vĩ Lần đầu tiên tại Việt Nam, 100 ô tô điện VinFast VF e34 sẽ được chinh phục hành trình gần 200 km với nhiều điều ... |
10 ô tô bán chạy nhất thế gới năm 2021: Xe Nhật áp đảo, vắng bóng xe Hàn Đáng chú ý, trong Top 10 ô tô bán chạy nhất thế giới có đến 6 mẫu xe mang thương hiệu Nhật Bản, trong đó ... |
Kia Morning đại hạ giá xuống dưới 300 triệu, đấu Grand i10 Tăng sức cạnh tranh với đối thủ, KIA Morning đang được giảm giá tới 30 triệu đồng xuống thấp nhất 275 triệu đồng |