Rút giấy phép lái xe xuống còn 5 năm có gây lãng phí?
TIN LIÊN QUAN | |
Những chính sách mới về ô tô có hiệu lực từ ngày 1/8 | |
Đề nghị giảm 50% phí đổi biển số xe sang màu vàng | |
Từ 1/8, xe máy không giấy tờ vẫn được sang tên đổi chủ |
Tại dự thảo Luật Đảm bảo trật tự ATGT vừa được trình Chính phủ, Bộ Công an đề xuất rút thời hạn cấp giấy phép lái xe xuống còn 5 năm thay vì 10 năm như hiện nay đang được Bộ Giao thông Vận tải quy định.
Cụ thể, khoản 9 Điều 46 dự thảo Luật Đảm bảo trật tự ATGT đường bộ về thời hạn giấy phép lái xe quy định: giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3 không có thời hạn; giấy phép lái xe hạng B, C, D1, D, BE, CE, D1E, DE có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.
Đề xuất trên nhanh chóng nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người. Nhiều ý kiến bày tỏ băn khoăn liệu việc rút ngắn thời hạn GPLX có gây rắc rối, tốn kém cho người lái xe.
Rút giấy phép lái xe xuống 5 năm là không hợp lý
Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, việc rút ngắn thời hạn GPLX từ 10 năm xuống năm năm chỉ nên áp dụng đối với một số hạng GPLX, các hạng B1 và B2 nên giữ nguyên như hiện nay. Ông Quyền cũng cho rằng cần làm rõ mục đích của đề xuất này. Nếu thay đổi thời hạn GPLX để yêu cầu cập nhật kiến thức mới cho người lái xe thì có ý nghĩa, còn chỉ tăng số lần đổi GPLX sẽ có thể gây nhiều phiền toái cho người dân.
Được biết, hồi năm 2017, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cũng từng đưa ra đề xuất tương tự. Khi ấy, rất nhiều ý kiến cũng lo ngại việc này sẽ gây phiền hà cho người dân.
Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, cho rằng trong lúc Quốc hội đang tăng tuổi nghỉ hưu, Bộ Công an lại đề xuất giảm thời hạn của bằng lái là một nghịch lý không phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Điều này còn tạo ra nhiều thủ tục hành chính, gây khó khăn đối với người dân.
“Tôi cho rằng có nhiều biện pháp để quản lý tài xế chứ không nhất thiết phải rút ngắn thời gian cấp, đổi lại bằng lái. Bởi việc này gây tốn kém tiền bạc, sức lao động của người dân. Đặc biệt, trong xã hội tiêu cực vẫn là nỗi lo lớn của người dân thì việc chỉ năm năm đã bắt đổi, cấp lại bằng lái là đề xuất gây hại cho dân…” - ông Liên khẳng định.
Dẫn chứng những công nhân làm việc trong các nhà máy, ông Liên cho rằng nghề lái xe cũng như nhiều nghề khác, càng lái lâu năm thì kinh nghiệm càng nhiều, nếu bắt họ đổi, cấp lại bằng lái thì phi lý, một đề xuất với lối tư duy ngược.
“Chúng ta muốn tăng cường quản lý tài xế, cần phải áp dụng công nghệ để quản lý con người chứ không ai lại đi quản lý bằng lái của họ được bao năm để buộc đi đổi, cấp lại. Sắp tới người ta cũng tiến tới bỏ hộ khẩu, sao ta cứ gây thêm khó khăn, phiền phức cho dân…” - ông Liên nói.
TS Trần Hữu Minh, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, việc cấp GPLX có thời hạn là đúng và cần thiết, do nhân tố con người là rất quan trọng. Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia trên thế giới đang áp dụng thời gian 10 năm với GPLX. Lý do là để cân bằng nhu cầu thông tin về quản lý và chi phí xã hội của người dân.
“Bởi vậy nếu đề xuất 5 năm thì cần có đánh giá tác động thật cụ thể; lượng hóa rõ lợi ích và chi phí, khi có đủ căn cứ cụ thể thì mới đưa vào luật. (nếu chỉ 50 triệu GPLX mỗi người mất 4 tiếng đổi thì với mức GDP như hiện nay, riêng hao phí thời gian đã là 5.000 tỷ)”, ông Minh phân tích
Có ý kiến đồng tình
Trong khi có nhiều ý kiến băn khoăn, không đồng tình phương án rút ngắn thời hạn GPLX xuống còn 5 năm như đề xuất của Bộ Công an, ông Nguyễn Công Hùng - Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội lại cho rằng, chủ trương trên là hoàn toàn hợp lý, tuy nhiên cũng cần cân nhắc đối với từng loại giấy phép và độ tuổi.
Theo ông Hùng, việc cấp lại bằng 5 năm 1 lần đối với hạng C và hạng E thì được, còn đối với hạng D thì cần phải căn cứ vào từng độ tuổi.
Bởi, những người có GPLX hạng C, E trở lên thường đã cao tuổi. Khi đó, sức khỏe của họ không còn đảm bảo nên cần phải được kiểm tra để có đánh giá chính xác.
“Chúng ta cần phải áp dụng quy định 5 năm 1 lần đối với các loại xe hạng nặng vì nó liên quan tới sức khoẻ của con người”, ông Hùng cho hay.
Bình luận về ý kiến việc cấp đổi bằng lái xe từ 10 năm xuống 5 năm sẽ gây phiền hà và tốn kém cho người dân, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cho rằng luật pháp thì phải sửa đổi.
“Chuyện này là hoàn toàn bình thường, chúng ta thấy không hợp lý thì phải làm lại, điều này đảm bảo công bằng, minh bạch và đảm bảo công tác quản lý. Không thể lấy lý do gây phiên hà cho người dân để bao biện được”, ông Hùng nói.
F1 Việt Nam bị hủy bỏ - hẹn gặp năm sau Ban tổ chức F1 cập nhật các chặng đua diễn ra vào cuối năm 2020, trong đó có 3 chặng tại châu Á nhưng không ... |
Bảng giá xe máy Honda ngày 26/8/2020 Giá xe máy Honda ngày 26/8/2020, Wave RSX, Future, Air Blade, Lead, SH mode... đồng loạt giảm, Winner thấp kỷ lục. |
Mitsubishi Pajero Sport 2021 ra mắt phiên bản cao cấp GT-Plus Mitsubishi Pajero Sport GT-Plus mới ra mắt tại Thái Lan, có thêm nhiều tiện nghi cao cấp với giá từ 1.349.000 baht (tương đương ~ ... |