Phân biệt lỗi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường

Lỗi đi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường có mức phạt khác nhau nhưng còn nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa 2 lỗi này.
Xe máy ‘kẹp 3’ bị phạt bao nhiêu năm 2021? Điều khiển xe máy chạy quá tốc độ bị phạt bao nhiêu năm 2021? Tài xế bớt bị phạt oan với quy chuẩn biển báo mới

Lỗi đi sai làn đường

Khoản 3.22, Điều 3, Quy chuẩn 41:2019 quy định: Làn đường là một phần của phần đường xe chạy, được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn. Phần đường xe chạy chính là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường.

Theo đó, đi sai làn đường là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định.

Phân biệt lỗi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường

Hiện nay, phổ biến nhất là lỗi đi sai làn đường tại nơi có biển báo “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” - biển R.412 (a, b, c, d, e, f, g, h) và “Biển gộp làn đường theo phương tiện” - biển R.415.

Phân biệt lỗi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường

Mức phạt lỗi đi sai làn đường

Đối với ô tô, theo Điểm đ Khoản 5 Điều 5 nghị định 100/2021: Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này. Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị phạt bổ sung là tước GPLX từ 1-3 tháng.

Đối với xe máy, theo điểm g Khoản 3 Điều 6 nghị định 100/2019: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều).

Như vậy, đối với trường hợp xe ô tô đè vạch hay còn gọi là lấn làn (hai nửa xe ở hai bên đường khác nhau, thân xe đè qua vạch vàng) có thể bị xử lý với trường hợp đi không đùng phần đường của mình (đi sai làn).

Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường

Phân biệt lỗi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu, có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo, đèn tín hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe. Có nhiều cách để phân định vạch kẻ đường như: dựa vào vị trí sử dụng (vạch trên mặt bằng và vạch đứng); dựa vào hình dáng, kiểu (vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc).

Theo Quy chuẩn báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT, để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường, đặt biển số R.411 "Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường". Biển sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường (loại vạch 9.3: vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường).

Biển có tác dụng bắt buộc người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe.

Điểm đáng lưu ý, biển báo R.411 phải đi cùng vạch kẻ đường thì biển mới có hiệu lực (nếu chỉ có vạch kẻ đường thì vẫn phải tuân theo).

Phân biệt lỗi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường
Biển R.411

Như vậy, lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường được xác định trên những đoạn đường có biển báo R.411 cùng vạch kẻ đường hoặc chỉ có vạch kẻ đường.

Người tham gia giao thông đi sai làn đường so với hành trình của xe (chẳng hạn: rẽ phải nhưng đi vào làn có chỉ dẫn để đi thẳng, đi thẳng nhưng đi vào làn có chỉ dẫn để rẽ trái…) khi có biển báo R.411 và vạch kẻ đường (hoặc chỉ có vạch kẻ đường) thì được xác định là lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường (Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường).

Mức phạt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường

Đối với xe máy, theo điểm a, khoản 1, điều 6, nghị định 100/2019, người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng. Ngoài ra nếu gây tai nạn giao thông thì người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Đối với ô tô, theo điểm a, khoản 1, điều 5, nghị định 100/2019, người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng. Ngoài ra nếu gây tai nạn giao thông thì người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Lỗi không mang giấy tờ xe bị phạt bao nhiêu năm 2021? Lỗi không mang giấy tờ xe bị phạt bao nhiêu năm 2021?

Mức phạt lỗi không mang giấy tờ xe từ 100.000 – 600.000 đồng đối với xe máy và từ 200.000 – 1.200.000 đồng.

Điều khiển xe máy chạy quá tốc độ bị phạt bao nhiêu năm 2021? Điều khiển xe máy chạy quá tốc độ bị phạt bao nhiêu năm 2021?

Theo quy định mới, người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ có thể bị phạt từ 200.000 – 6.000.000 đồng, tước GPLX từ ...

Các mức phạt lái xe vượt đèn đỏ năm 2021 Các mức phạt lái xe vượt đèn đỏ năm 2021

Theo nghị định 100, mức phạt vượt đèn đỏ cho người điều khiển xe máy từ 600.000-1.000.000 đồng, cho người điều khiển ô tô từ ...

Cùng chuyên mục

Xe điện Wuling Bingo gặp khó với hệ thống trạm sạc tại Việt Nam?

Xe điện Wuling Bingo gặp khó với hệ thống trạm sạc tại Việt Nam?

Khách hàng mua xe Wuling Bingo bắt buộc phải sử dụng một thiết bị chuyển đổi, nếu muốn sử dụng các bộ sạc công cộng tại Việt Nam.
Sẽ đổi, cấp lại Giấy phép lái xe theo phân hạng mới?

Sẽ đổi, cấp lại Giấy phép lái xe theo phân hạng mới?

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 quy định về việc đổi, cấp lại giấy phép lái xe.
Một số lưu ý để lái xe an toàn dịp nghỉ lễ 2/9

Một số lưu ý để lái xe an toàn dịp nghỉ lễ 2/9

Trong những chuyến đi xa hoặc dài ngày, những tài xế mới lái cần tuân thủ một số kinh nghiệm, lưu ý để cho chuyến đi của mình được an toàn và thuận lợi hơn.
VinFast VF3 độ cửa sổ trời, liệu có được đăng kiểm?

VinFast VF3 độ cửa sổ trời, liệu có được đăng kiểm?

Một khách hàng chơi lớn khi cắt nóc xe, để độ cửa sổ trời cho chiếc xe VinFast VF3 mới, tuy nhiên nhiều người lo ngại xe có thể bị trượt đăng kiểm.
VinFast VF3 có sạc tại nhà được không?

VinFast VF3 có sạc tại nhà được không?

Xe điện VF3 có thể sạc được tại nhà, nhưng không dùng các bộ sạc thông thường như VF5, VF6, VF7, VF8 hay VF9 mà sử dụng bộ sạc riêng do VinFast cung cấp.
Quy định mới về giấy phép lái xe có hiệu lực từ 1/1/2025

Quy định mới về giấy phép lái xe có hiệu lực từ 1/1/2025

Từ 1/1/2025, giấy phép lái xe sẽ có 15 hạng, hạng A1 được cấp cho người lái xe máy đến 125 cc, gộp bằng lái ôtô B1 và B2 thành B.

Tin khác

Một số quy định mới đáng chú ý tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Một số quy định mới đáng chú ý tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có một số quy định hoàn toàn mới, các chủ phương tiện và người tham gia giao thông cần lưu ý thực hiện để tránh bị phạt.
Đánh giá 70mai A510: Camera hành trình "xịn sò" với hàng loạt công nghệ mới

Đánh giá 70mai A510: Camera hành trình "xịn sò" với hàng loạt công nghệ mới

Camera hành trình 70mai A510 không chỉ cho chất lượng hình ảnh rõ nét mà còn có nhiều tính năng như giám sát đỗ xe từ xa, GPS, Adas, ghi hình vòng lặp...
VinFast VF9 – SUV đẳng cấp với chính sách xứng tầm

VinFast VF9 – SUV đẳng cấp với chính sách xứng tầm

VinFast cam kết mua lại VF9 ở mức 81% giá trị xe sau 24 tháng để đổi sang xe mới, cho phép khách hàng sạc pin miễn phí, cùng nhiều quyền lợi chăm sóc “trong mơ” cho chủ xe.
Giấy phép lái xe có 12 điểm, tài xế bị trừ điểm khi vi phạm

Giấy phép lái xe có 12 điểm, tài xế bị trừ điểm khi vi phạm

Mỗi giấy phép lái xe sẽ có 12 điểm/ năm, trường hợp vi phạm sẽ bị trừ điểm, khi hết điểm tài xế không được lái xe và phải tham gia kiểm tra kiến thức an toàn giao thông.
Nguy cơ tiềm ẩn khi dùng pin không chính hãng cho xe máy điện

Nguy cơ tiềm ẩn khi dùng pin không chính hãng cho xe máy điện

Rủi ro từ độ pin, dùng pin xe máy điện không chính hãng có thể gây rủi ro lớn về cháy nổ, mất an toàn cho bản thân và cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động