Lệ phí trước bạ ô tô có thể giảm từ 1/12, đại lý ô tô đứng ngồi không yên
Các bộ, ngành đồng thuận không thu lệ phí trước bạ ô tô điện Cạnh tranh xe nội, ô tô nhập khẩu ồ ạt giảm phí trước bạ Khách Việt, 'nín thở' chờ phí trước bạ ô tô giảm |
Thời gian qua, đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được các hãng xe và đại lý ngóng đợi, vì có thể giúp kích cầu thị trường như nửa cuối năm 2020. Đến nay, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Trước đó, Bộ Tài chính có đưa ra đề xuất thu lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu hiện hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11. Thời điểm kết thúc là hết ngày 15/5/2022.
Dù đã tới thời điểm 15/11 theo dự kiến giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước như đề xuất của Bộ Tài chính, nhưng vẫn chưa có thông tin khiến cả khách hàng và DN đều "đứng ngồi không yên".
Tuy nhiên, cũng theo đề xuất trong trường hợp Nghị định được Chính phủ ký ban hành sau ngày 15/ 11, Bộ Tài chính trình Chính phủ thời gian thực hiện và hiệu lực thi hành của Nghị định được quy định từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022. Do đó, việc áp dụng giảm 50% lệ phí trước bạ khả năng cao có thể sẽ được áp dụng từ 1/12 tới đây.
Theo khảo sát, trong điểm này, hầu hết người mua xe có tâm lý chờ đợi chính sách giảm phí trước bạ có hiệu lực để tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể, còn các đại lý rục rịch giảm ưu đãi, khuyến mại và tăng giá bán để bớt dần gánh nặng về chi phí.
Theo chia sẻ của nhân viên kinh doanh một đại lý ô tô khu vực Hà Nội cho biết: “Trước thông tin xe nội có thể được giảm 50% lệ phí trước bạ, thị trường càng trầm lắng hơn phần lớn khách hàng mua xe đều chờ đợi ưu đãi "kép" từ phía nhà nước và hãng hoặc đại lý.Tuy nhiên, đã đến 15/11, tức là thời điểm dự kiến áp dụng giảm 50% lệ phí trước bạ theo đề xuất trước đó của Bộ Tài chính mà chính sách này vẫn chưa "chốt" được có giảm hay không và vào thời gian nào đã khiến không ít khách hàng cũng như đại lý hoang mang".
Vào thời điểm này, nhiều mẫu xe đã được hãng và đại lý hỗ trợ giảm 100% lệ phí trước bạ đơn cử như Honda CR-V, HR-V, Forester... song sức mua vẫn chưa cải thiện nhiều so với trước đó.
Cùng với đó, không loại trừ khả năng khi chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ chính thức có hiệu lực, các hãng sẽ giảm ưu đãi, khuyến mại và tăng giá bán để bớt dần áp lực về chi phí. Do vậy, có thể dự đoán dù nhà nước quyết định giảm 50% lệ phí trước bạ, thị trường vẫn khó ấm lại.
Đáng lưu ý, Hiệp hội Các nhà nhập khẩu ô tô chính hãng Việt Nam (VIVA) mới đây cũng lên tiếng đòi "công bằng" với hãng xe nội thông qua một văn bản góp ý quy định hỗ trợ giảm lệ phí trước bạ gửi đến Thủ tướng, Quốc hội. Văn bản nêu rõ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với riêng ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước đã cho thấy hiệu quả "nhưng cũng là sự phân biệt đối xử".
Năm 2021, quy định giãn cách xã hội nghiêm ngặt tại Việt Nam buộc tất cả các nhà nhập khẩu, phân phối ôtô nguyên chiếc phải tạm ngừng kinh doanh, gánh nhiều tổn thất. Do đó, VIVA đề nghị việc giảm lệ phí trước bạ cần áp dụng cho cả ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Nếu đề xuất này được thông qua, các hãng xe nội còn tiếp tuc phải đối mặt với canh tranh từ các hãng xe ngoại khi hàng rào thuế quan dần được xóa bỏ. Trong đó, xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan và Indonesia sẽ hưởng lợi lớn vì hai quốc gia này chiếm trên 70% tổng lượng nhập khẩu xe dưới 10 chỗ của Việt Nam.
Mặt khác, không ít DN sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước cũng được lợi bởi ngoài sản xuất, các DN này còn nhập một số lượng nhất định xe nguyên chiếc về phân phối. Ngược trở lại, doanh số xe ô tô lắp ráp và sản xuất trong nước có thể tiếp tục bị xe nhập khẩu bỏ xa và kỳ vọng hồi sinh hoạt động của ngành sản xuất trong nước có thể không đạt được.
Do vậy, việc giảm lệ phí trước bạ chỉ là một phần, để có thể cạnh tranh với các hãng ô tô nước ngoài thì ngành ô tô Việt Nam vẫn phải tự lực, giảm giá thành, đổi mới công nghệ, gia tăng tỉ lệ nội địa hóa.
Cùng với đó về lâu dài, giảm 50% phí trước bạ cũng không phải là phương án hỗ trợ tối ưu để ngành ô tô trong nước phát triển bền vững. Bởi ở các nước trong khu vực có ngành công nghiệp ô tô phát triển như Thái Lan và Indonesia, thuế tiêu thụ đặc biệt rất thấp. Trong khi đó tại Việt Nam, thuế tiêu thụ đặc biệt lại đang ở mức cao.
Chính vì vậy, để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển, cần xem xét giảm mức thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại phí, từ đó kéo giảm giá bán ô tô tại Việt Nam. Khi giá bán ô tô hợp lý thì mới kích cầu thị trường phát triển lớn hơn, giúp ngành công nghiệp ô tô trong nước tăng công suất sản xuất xe và giảm được giá thành. Người dân sẽ được mua ô tô sản xuất trong nước với giá rẻ hơn.
Bridgestone đánh dấu 10 năm hợp tác cùng Hino Việt Nam Khách hàng sử dụng sản phẩm xe Hino và lốp Bridgestone sẽ nhận được nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn, nhân dip kỉ niêm ... |
Hà Nội thí điểm đổi xe máy cũ lấy xe mới từ hôm nay Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phối hợp các đơn vị tổ chức thí điểm hỗ trợ người dân 4 triệu đồng để ... |
Doanh số Toyota tháng 10/2021: Toyota Corolla Cross lập kỷ lục Tháng 10, doanh số của Toyota tăng 140% so với tháng trước trước đó, trong đó Toyota Corolla Cross là mẫu xe bán chạy nhất ... |