Hơn 700 triệu, chọn Mazda CX-3 hay Hyundai Kona?
Mazda CX-30: Giá bán, thông số kỹ thuật Đối thủ của Mazda CX-3 tại Việt Nam là xe nào ? Video: Mazda CX-30 giá từ 839 triệu, có làm khó được Corolla Cross? |
Hyundai Kona |
Mẫu xe SUV đô thị hạng B mang tên Mazda CX-3 vừa được ra mắt thị trường Việt Nam, chính thức gia nhập với hàng loạt cái tên cùng phân khúc như Hyundai Kona, Kia Seltos, Ford Ecosport, Peugeot 2008, Honda HR-V, MG ZS,…
Mới đây, Thaco chính thức giới thiệu dòng xe CX-3 tại thị trường Việt Nam với 3 phiên bản Deluxe, Luxury và Premium, giá bán lần lượt 629 triệu đồng, 669 triệu đồng và 709 triệu đồng. Xe có 5 màu sắc tùy chọn, nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.
Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh chính của mẫu xe này là CX-30 cũng có 3 phiên bản cho khách hàng lựa chọn là 2.0 AT tiêu chuẩn, 2.0 AT đặc biệt và 1.6 Turbo, giá bán lần lượt là: 636, 699 và 750 triệu đồng. Xe được lắp ráp trong nước.
Xét về giá bán có thể thấy, Mazda CX-3 có lợi thế hơn khi có mức giá rẻ hơn lên tới hàng chục triệu đồng, nhưng bù lại Hyundai Kona lại có nhiều ưu thế vượt trội hơn so với đối thủ. Trong đó, cùng giá hơn 700 triệu, Mazda CX-3 Premium và Hyundai Kona 1.6 Turbo so găng ngang ngửa nhau trên thị trường.
Về kích thước kỹ thuật, Mazda CX-3 có chiều cơ sở là 2.570 mm, bằng Mazda2. Trong khi đó, kích thước chiều dài, rộng, cao lần lượt là: 4.275 mm, rộng 1.765 mm, cao 1.535 mm. Xe ngắn hơn 45 mm nhưng rộng hơn 70 mm so với Mazda2.
Đối thủ cạnh tranh Hyundai Kona có kích thước chiều dài, rộng, cao lần lượt là: 4.165 x 1.800 x 1.565 (mm), chiều dài cơ sở của xe là 2.600 mm. Như vậy, CX-3 có chiều dài cơ sở ngắn hơn, hẹp hơn và thấp hơn nhưng dài hơn so với đối thủ nhà Hyundai.
Về thiết kế ngoại thất, Mazda CX-3 Premium và Hyundai Kona 1.6 Turbo đều có các trang bị ngoại thất khá tương đồng như như cụm đèn pha LED, đèn hậu LED, gương chiếu hậu tích hợp điện, bánh xe hợp kim đa chấu... Mazda CX-3 Premium có thêm tính năng cân bằng góc chiếu trong khi đèn pha của Kona 1.6 Turbo chỉ tự động bật tắt.
Thiết kế của Mazda CX-3 có nhiều điểm giống với Mazda CX-5 thế hệ cũ và cũng không được phát triển trên nền tảng mới nhất của hãng. Điều này thể hiện rõ nét ở phần lưới tản nhiệt vẫn sử dụng các thanh nan lớn nằm ngang chứ không phải dạng lưới nhiều mắt.
Bên trong khoang nội thất, trang bị công nghệ tiện ích trên Mazda CX-3 Premium và Hyun dai Kona 1.6 Turbo cũng có sự khác biệt rõ ràng. CX-3 Premium có hệ thống thông tin giải trí là màn hình cảm ứng 7 inch, trong khi của Kona 1.6 Turbo là 8 inch. Đặc biệt, Hyundai Kona “nhỉnh” hơn khi được trang bị cửa sổ trời.
Các trang bị tiện ích trên cả hai đối thủ bao gồm: khởi động bằng nút bấm, chìa khoá thông minh, màn hiển thị thông tin HUD, điều hoà tự động, dàn âm thanh 6 loa, hàng ghế sau tỷ lệ gập 60:40.
Về khả năng vận hành, Mazda CX-3 Premium với Hyundai Kona 1.6 Turbo có sự khác biệt rõ ràng. Cụ thể, Mazda CX-3 được trang bị động cơ Skactiv-G 1.5L có công suất 110 mã lực và mô-men xoắn cực đại 144 Nm, kết hợp với hộp số 6 AT.
Về phía đối thủ, Hyundai Kona được trang bị động cơ Gamma 1.6 T-Gdi, có công suất lên tới 177 mã lực và mô-men xoắn cực đại 265 Nm. Kết hợp với động cơ là hộp số 7 cấp DCT.
Qua đây có thể thấy, Hyundai Kona “mạnh” hơn rất nhiều so với đối thủ Mazda CX-3 cả về công suất lẫn mô-men xoắn.
Trang bị an toàn có trên cả hai mẫu xe Mazda CX-3 Premium và Hyundai Kona 1.6 Turbo bao gồm: chống bó phanh ABS, phân phối lực phanh điện tử, kiểm soát lực kéo, camera lùi, hệ thống kiểm soát điểm mù, hỗ trợ phanh khẩn cấp, 6 túi khí…
Quy định mới nhất đối với xe bị dừng đăng kiểm Thủ tướng Chính phủ giao chỉ đạo cơ quan đăng kiểm thực hiện dừng đăng kiểm đối với số xe chưa làm thủ tục chuyển ... |
Sedan hạng D: Sân chơi vẫn thuộc về Toyota Camry Tháng 3/2021, Toyota Camry vẫn đứng đầu phân khúc sedan hạng D, bất chấp sự tăng trưởng của các đối thủ còn lại. |
Kia Seltos hút khách, gần 4.000 xe bán ra quý I Kia Seltos tiếp tục được người dùng Việt ưa chuộng với doanh số 1.600 xe trong tháng 3 và gần 4.000 xe trong quý I/2021. |