Điều khiển xe máy chở đồ cồng kềnh bị phạt bao nhiêu?
TIN LIÊN QUAN | |
Trường hợp nào vượt đèn đỏ mà không bị phạt? | |
‘Kẹp 3’ trên xe máy mà không bị phạt khi nào? | |
Mất biên bản xử phạt giao thông xử lý thế nào? |
Căn cứ Khoản 4, Điều 19, Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ: Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.
Xe máy chở đồ cồng kềnh vượt quá giới hạn cho phép sẽ bị phạt tối đa 400 nghìn đồng. Ảnh: internet. |
Do đó, khi chở hàng vượt quá giới hạn về kích thước nêu trên, người điều khiển, người ngồi trên xe gắn máy đã phạm vào lỗi mang vác vật cồng kềnh và có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm k, Khoản 4, Điều 6, Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:
- Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.
Như vậy, người điều khiển xe mang vác vật cồng kềnh thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Mặt khác, khoản 12 điều này quy định hình phạt bổ sung như sau: Trường hợp gây ra tai nạn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.
Để đồ trong cốp xe máy có an toàn? Rất nhiều người để đồ quan trọng trong cốp xe máy như ví, điện thoại... Nhưng cốp xe không hề an toàn như họ nghĩ. |
Cách tính bao giấy Honda SH 2019 Sau khi tính tổng các loại thuế, phí thì giá bao giấy Honda SH 2019 dao động từ 70 - 101,1 triệu đồng, tùy phiên ... |
Tiêu thụ xe máy Honda tăng mạnh trước tháng cô hồn Tháng 7/2019 vừa qua, lượng xe máy bán ra của Honda Việt Nam đạt 207.764 xe, tăng 14% so với tháng trước. |