Chính sách là yếu tố tác động mạnh đến thị trường ô tô Việt
Không gia hạn giảm phí trước bạ đối với ô tô nội địa Không hưởng ưu đãi phí trước bạ, giá ô tô vẫn có thể giảm? Đề xuất Chính phủ giảm 50% phí trước bạ đối với xe điện |
Doanh số xe lắp ráp trong nước tăng mạnh
Theo đó, trong nửa đầu năm 2020 dịch COVID-19 bùng phát phủ “bóng đen” lên toàn cầu, Việt Nam phải giãn cách xã hội, hàng loạt đại lý đóng cửa. Nhiều nhà máy như Ford, Toyota, TC Motor, Honda… phải tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch.
Do đó, doanh số bán xe của các đơn vị thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 107.183 xe, giảm 30,5% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là mức thấp nhất trong 5 năm qua.
Cộng dồn 6 tháng đầu năm, doanh số của các thương hiệu lắp ráp trong nước giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, Kia bán được 11.049 xe, Mazda đạt doanh số 10.549 xe và Hyundai là 25.482 xe. So với doanh số tích lũy ở 6 tháng đầu năm 2019, doanh số các hãng này ở năm 2020 giảm lần lượt là 24%, 39% và 20%.
Bức tranh sáng của thị trường ô tô Việt Nam 2020 chính là cuối tháng 6, Chính phủ cho phép giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Nhờ đó, phí trước bạ đối với ô tô “nội” giảm từ 15 triệu đến gần 300 triệu đồng, tùy dòng xe và thương hiệu.
Chính sách này được xem như đòn bẩy kích cầu cho các doanh nghiệp ôtô Việt Nam. Trên thực tế, Nghị định 70 phát huy tác dụng rõ rệt sau khoảng 6 tháng được ban hành. Bên cạnh nhóm xe lắp ráp trong nước hưởng ưu đãi, nghị định này khiến thị trường xe nhập khẩu cũng thay đổi.
Cụ thể, trong tháng 9/2020, thị trường ô tô Việt Nam đạt doanh số 27.252 xe, tăng 32%; tháng 10 đạt 33.254 xe, tăng 22% và tháng 11 đạt con số kỷ lục trong năm với 36.359 xe được tiêu thụ, tăng 9% so với tháng trước.
Tính chung 11 tháng năm 2020 các đơn vị thành viên VAMA tiêu thụ tổng cộng 248.768 xe các loại, giảm 14% so với cùng kì năm ngoái, bình quân mỗi tháng tiêu thụ 22.615 xe.
Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, con số trên chưa phản ánh hết toàn cảnh thị trường ô tô Việt Nam bởi còn có sự tham gia của các thương hiệu Audi, Jaguar Land Rover, Mercedes-Benz, Subaru, Volkswagen, Volvo… là đơn vị thành viên VAMA, nhưng không tiết lộ doanh số bán hàng.
Chỉ tính riêng TC Motor – đơn vị không phải là thành viên VAMA có doanh số bán 68.062 xe; VinFast cũng có doanh số bán hơn 30.000 xe. Nếu cộng cả 3 báo cáo chính thức từ VAMA, TC Motor và VinFast, thị trường ô tô Việt Nam 11 tháng năm 2020 tiêu thụ khoảng 346.830 xe, bình quân 31.530 xe/tháng. Với doanh số bán này, cùng với tháng cuối cùng của năm người dân tranh thủ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ để mua xe, ước tính cả năm 2020 Việt Nam tiêu thụ trên 380.000 xe, giảm khoảng 20.000 xe so với năm 2019.
Sau khi Nghị định 70 được áp dụng, các hãng xe được hưởng lợi nhiều nhất là Hyundai, Kia, Mazda và VinFast. Nếu ở năm 2019, Toyota là hãng xe có doanh số xe con cao nhất thị trường thì ở năm nay, vị trí này thuộc về Hyundai. Trong 11 tháng qua đơn vị này đã vươn lên vị trí dẫn đầu toàn thị trường khi đạt doanh số 68.062 xe, bỏ xa con số 59.394 xe cùng thời điểm của liên doanh Toyota – đơn vị những năm trước luôn dẫn dắt thị trường về doanh số.
Xe nhập khẩu thay đổi để thích nghi
Chính việc giảm 50% lệ phí trước bạ này cho xe “nội” khiến các nhà nhập khẩu ô tô “ngoại” buộc phải giảm giá tương ứng để cạnh tranh, thậm chí có mẫu xe giảm đến 100% phí trước bạ, tương đương với mức giảm từ vài trăm triệu gần 900 triệu đồng… giúp thị trường ô tô Việt Nam nửa cuối năm doanh số bán xe tháng sau cao hơn tháng trước.
Ngoài ra, sau khi Nghị định 70 được áp dụng vào cuối tháng 6, doanh số của xe CKD và xe CBU (xe nhập khẩu) có sự phân hóa rõ rệt. Theo báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất Ôtô Việt Nam (VAMA), doanh số của các hãng phân phối phần lớn xe nhập khẩu giảm mạnh từ tháng 7 - tháng đầu tiên áp dụng Nghị định 70.
So với cùng kỳ năm trước, hai đại diện tiêu biểu cho nhóm này là Ford và Toyota giảm lần lượt 42% và 31% ở doanh số tích lũy sau 7 tháng. Bước sang tháng 8, tình hình được cải thiện khi các con số tương ứng là 39% và 30%. Sau khi kết sổ tháng 7, các nhà phân phối đã nhận ra sự thua thiệt về doanh số giữa xe CBU và xe CKD.
Nghị định 70 cũng góp phần tạo động lực cho các DN ô tô tiếp tục đầu tư sản xuất ô tô tại Việt Nam. Nhiều mẫu mã ô tô vốn hút khách như Mitsubishi Xpander, Honda CR-V… từng nhập khẩu dần được chuyển sang lắp ráp tại các nhà máy ở Việt Nam.
Thị trường ô tô năm 2021 “chờ” một giải pháp mới
Sau 6 tháng tồn tại, Nghị định 70 đã tạo ra cuộc đua kích cầu chưa từng có trong lịch sử ngành ôtô Việt. Có thể nói Nghị định 70 như một cơn mưa sau nắng hạn, có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp thị trường ôtô Việt đứng vững trong đại dịch.
Ở góc độ khách hàng, giai đoạn 6 tháng vừa qua có thể coi là thời điểm vàng để mua xe, với số tiền bỏ ra hiệu quả nhất, dù là mua xe nhập khẩu hay xe lắp ráp trong nước.
Tuy nhiên, mới đây việc chính thức có thông báo không kéo dài thời gian ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ đôi với ô tô sản xuất trong nước (thời hạn đến 1/1/2021).
Bộ Tài chính ước tính, để “cứu” ngành sản xuất ô tô, chính sách giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước theo Nghị định 70 (thực hiện từ 28/6) đã giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 3.700 tỷ đồng.
Đồng thời, trong quá trình thực hiện, đại sứ quán một số nước như Indonesia, Thái Lan và Eurocham có ý kiến và gặp Bộ Tài chính kiến nghị về việc phân biệt đối xử giữa xe nhập khẩu và sản xuất trong nước.
Dù không ưu đãi giảm phí trước bạ, nhưng trong năm 2021 người tiêu dùng vẫn có thể hy vọng, những chính sách mới sẽ tác động mạnh đến thị trường ô tô. Điển hình, mức thuế nhập khẩu ô tô từ EU vào Việt Nam bắt đầu từ 1/1/2021 sẽ được giảm theo lộ trình theo Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu được quy định cụ thể tại Nghị định số 111/2020 của Chính phủ
Các xe ô tô nhập khẩu từ các nước EU sẽ tiếp tục giảm thuế, mức giảm thuế nhập khẩu có thể lên đến 7,4%, tùy thuộc vào loại xe. Kéo theo đó, giá bán xe nhập khẩu từ EU vào năm 2021 sẽ giảm so với năm 2020.
Bên cạnh đó, tại Nghị quyết 115/NQ-CP ban hành ngày 06/8/2020, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính sửa đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt) đối với sản phẩm ô tô để khuyến khích ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Theo đó, nếu thuế tiêu thụ đặc biệt được giảm thì giá thành của ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước cũng sẽ giảm. Người dân sẽ được mua ô tô sản xuất trong nước với giá rẻ hơn.
An toàn 5 sao nhưng Isuzu mu-X vẫn kén khách tại Việt Nam Isuzu mu-X thế hệ thứ 3 vừa ra mắt tháng 10 tại Thái Lan, được chương trình đánh giá xe mới ASEAN NCAP trao xếp ... |
Yamaha Exciter 155 VVA giá từ 47 triệu đồng, không cạnh tranh Winner X Yamaha Exciter 155 VV 2021 lột xác toàn diện về thiết kế, động cơ... Xe có 2 phiên bản với giá từ 47 - 50,5 ... |
Không gia hạn giảm phí trước bạ đối với ô tô nội địa Trong danh sách 29 khoản phí, lệ phí được Bộ Tài chính gia hạn, không có giảm 50% phí trước bạ đối với ôtô sản ... |