Bộ Tài chính bác kiến nghị của Toyota và Ford về điều chỉnh sản lượng
Đề xuất giảm 10 – 30% phí sử dụng đường bộ cho xe kinh doanh vận tải Bộ Tài chính lên tiếng liên quan đến bảo hiểm xe máy bắt buộc Bộ Tài chính 'siết' chặn các biến tướng của xe biếu, tặng |
![]() |
Bộ Tài chính vừa có tờ trình gửi Chính phủ về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Tại Tờ trình này, Hiệp hội các nhà sản xuất ôt ô Việt Nam (VAMA) và UBND tỉnh Hải Dương đề nghị xem xét kiến nghị của Công ty TNHH Ford Việt Nam về việc điều chỉnh sản lượng của Chương trình ưu đãi thuế 2023. Bộ Tài chính nêu quan điểm không ủng hộ kiến nghị giảm điều kiện về sản lượng của Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ô tô và đề nghị doanh nghiệp tiếp tục thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều kiện tham gia Chương trình ưu đãi thuế và được áp dụng mức thuế suất MFN (thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi) 0% đối với linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp ô tô là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô do Bộ Công Thương cấp và đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Nghị định (bao gồm điều kiện về linh kiện; điều kiện về mẫu xe; điều kiện về sản lượng; điều kiện về khí thải; điều kiện về kỳ xét ưu đãi; điều kiện về hồ sơ, thủ tục).
Trong đó, doanh nghiệp phải đạt đủ điều kiện về sản lượng (bao gồm sản lượng chung tối thiểu cho các loại xe và sản lượng riêng tối thiểu cho từng mẫu xe) theo quy định cho từng nhóm xe. Việc quy định về điều kiện sản lượng là nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Các doanh nghiệp sẽ không được hưởng các chính sách ưu đãi của Chương trình nếu không đáp ứng điều kiện về sản lượng trong kỳ xét ưu đãi thuế (6 tháng hoặc 12 tháng).
![]() |
"Điều kiện về sản lượng là điều kiện quan trọng và tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư vốn, mở rộng sản xuất, nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, qua đó góp phần đưa ngành công nghiệp ô tô theo đúng định hướng, chủ trương của Đảng và Nhà nước", Bộ Tài chính khẳng định.
Bộ Tài chính cho biết thời gian qua Chính phủ đã có rất nhiều chính sách để hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, việc tiếp tục đề xuất giảm sản lượng của VAMA là chưa phù hợp với tình hình hiện nay.
Về kiến nghị bổ sung một số mặt hàng phụ tùng, linh kiện vào Danh mục nhóm 98.49 để áp dụng mức thuế suất MFN 0% của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam, Bộ Tài chính cũng không đồng tình.
Theo cơ quan này, các mặt hàng tại nhóm 98.49 thuộc Danh mục nhóm mặt hàng quy định cơ bản đều là các mặt hàng trong nước chưa sản xuất được và hàm lượng khoa học công nghệ cao, chế tạo phức tạp để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển, giảm giá thành sản xuất.
Liên quan đến phụ tùng, linh kiện công ty Toyota đề nghị bổ sung vào Danh mục nhóm 98.49, Bộ Tài chính cho biết có một số mã HS do Công ty Ô tô Toyota Việt Nam đề xuất có mặt hàng trong nước đã sản xuất được. Một số mã HS do Công ty Ô tô Toyota Việt Nam đề xuất đã đưa vào nhóm 98.49. Do Công ty chỉ đưa ra mã HS, không có miêu tả cụ thể hàng hóa nên Bộ Tài chính không có cơ sở để xem xét cụ thể đề xuất của Công ty.
Đối với mặt hàng nguyên liệu, vật tư, tiêu hao hoặc bộ phận linh kiện điện tử của xe ô tô (các loại ống, vít, bu lông, giá, khung, phụ kiện bằng sắt, thép hoặc kim loại cơ bản...), Bộ Tài chính đề xuất không đưa nội dung nhóm này vào nhóm 98.49 để được áp dụng mức thuế nhập khẩu theo Chương trình ưu đãi thuế.
Lý do đây là các mặt hàng cơ bản trong nước đã sản xuất được nên cần có chính sách bảo vệ sản xuất trong nước; đồng thời, các mặt hàng khó xác định được số lượng sử dụng trong quá trình sản xuất, lắp ráp xe ô tô để làm căn cứ cho việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi.
"Như vậy, các mặt hàng mà công ty Toyota kiến nghị hầu hết là các mặt hàng trong nước đã sản xuất được, cùng với việc danh mục nhóm 98.49 đã qua nhiều lần sửa đổi và cơ bản phù hợp với thực tiễn. Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ không bổ sung thêm mặt hàng phụ tùng, linh kiện vào Danh mục nhóm 98.49 để áp dụng mức thuế suất MFN 0% như đề xuất của Công ty Toyota", Bộ Tài chính nêu quan điểm.
Trong tháng 10 cả nước nhập khẩu 9.600 ô tô, tổng kim ngạch đạt 255 triệu USD, tăng 29% về lượng và tăng 47% về ... |
Nhiều mẫu xe MPV 7 chỗ đang được các hãng và đại lý khuyến mãi, có mẫu giảm giá cao nhất lên đến 100 triệu ... |
Người điều khiển phương tiện nghi uống rượu nếu từ chối đo nồng độ cồn có thể bị phạt cao nhất 40 triệu đồng và ... |
Có thể bạn quan tâm

Khởi động Giải bóng đá U9 toàn quốc Toyota Cup 2025

Honda hợp tác với Toyota để tránh thuế quan từ Mỹ

Toyota cân nhắc sản xuất RAV4 tại Mỹ do thuế quan

Honda chuyển một phần sản xuất sang Mỹ vì lý do thuế quan

Ô tô nhập khẩu về Việt Nam tăng mạnh trong tháng 3/2025
Cùng chuyên mục

VinFast phát động chuỗi sự kiện 'Phủ Xanh, Sống Chất': Kết nối cộng đồng với tương lai di chuyển xanh

BYD Việt Nam triển khai chương trình trải nghiệm xe điện miễn phí 30 ngày

Siêu xe Ferrari 296 GTS về Việt Nam với màu sơn độc bản

Xe điện mini Bestune Xiaoma sắp bán tại Việt Nam, giá dự kiếnkhoảng 200 triệu đồng

Hankook ưu đãi đặc quyền cho hội viên Hội VF8 miền Bắc

VinFast đặt mục tiêu bán 200.000 xe điện tại Việt Nam trong năm 2025
Tin khác

Gen Green Platform phát động cuộc thi sáng tạo nội dung về lối sống xanh

Doanh thu của VinFast tăng trưởng mạnh

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào phát hiện vi phạm giao thông
