Vì sao ô tô sản xuất tại Việt Nam có giá cao hơn Indonesia, Thái Lan?
TIN LIÊN QUAN | |
Bỏng mắt với dàn mỹ nữ tại Vietnam AutoExpo 2019 | |
Cách tra cứu phạt nguội ô tô, xe máy năm 2019 bằng biển số xe | |
Ô tô giảm giá hàng trăm triệu, có nên mua ? |
Hội thảo “Tiềm năng, nhu cấu phát triển ngành công nghiệp ô tô, xe máy tại Việt Nam và cơ hội cho các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ” vừa diễn ra trong khuôn khổ triển lãm Vietnam AutoExpo 2019. Tại hội thảo lần này các chuyên gia đã đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đồng thời phân tích nguyên nhân khiến chi phí sản xuất ô tô tại Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực.
1. Thực trạng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong vài năm trở lại đây. Tốc độ tăng trưởng trung bình xe sản xuất lắp ráp trong nước giai đoạn 2015-2018 đạt 10%. Năm 2015, sản lượng sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước đạt trên 200 nghìn xe/năm, tốc độ tăng so với 2014 đạt 51%. Năm 2016, sản lượng tiếp tục tăng mạnh, đạt trên 283,3 nghìn xe/năm, tăng 38% so với năm 2015.
Năm 2017, sản lượng sản xuất, lắp ráp đạt 258,7 nghìn xe, giảm 9% so với năm 2016; năm 2018 đạt 250 nghìn xe, giảm khoảng 3% so với năm 2017. Sản lượng 3 tháng đầu năm 2019 đạt 72.200 xe, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Tính đến hết năm 2018, cả nước có 358 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô; trong đó, có 20 doanh nghiệp lắp ráp ôtô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ôtô... Có nhiều hãng lớn có hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước như Toyota, Hyundai, Kia, Mazda, Honda, GM, Chevrolet, Ford, Mitsubishi, Nissan, Suzuki, Isuzu, Mercedes-Benz, Hino…
Tuy nhiên ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn kém phát triển so với các nước trong khu vực. Tuy có tới 20 doanh nghiệp lắp ráp trong nước, cao hơn số lượng doanh nghiệp lắp ráp tại Thái Lan, nhưng số lượng nhà cung cấp tại Việt Nam lại quá khiêm tốn so với nước bạn. Cụ thể tại Việt Nam, số nhà cung cấp cấp 1 chỉ có 84 và số nhà cung cấp cấp 2, cấp 3 chỉ là 145, thấp hơn nhiều lần so với 690 nhà cung cấp cấp 1 và 1.700 nhà cung cấp cấp 2, cấp 3 tại Thái Lan.
Do đó ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sau hơn 20 năm hưởng ưu đãi của một ngành sản xuất mũi nhọn, vẫn chỉ là một ngành công nghiệp lắp ráp với công việc chính là nhập khẩu linh kiện, lắp ráp và phân phối trên thị trường nội địa. Dây chuyền sản xuất chủ yếu cho 3 công đoạn chính là hàn, tẩy rửa sơn, lắp ráp. Trong toàn bộ linh kiện phụ tùng để sản xuất lắp ráp một chiếc ô tô, chỉ có một số ít phụ tùng đơn giản được sản xuất trong nước (gương, kính, ghế ngồi, ắc quy,…). Tỷ lệ nội địa hoá thấp (khoảng 10% đến 40%, tuỳ theo loại xe).
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có tỷ lệ nội địa hoá thấp |
2. Nguyên nhân chi phí ô tô sản xuất tại Việt Nam cao hơn Thái Lan, Indonesia
Đầu tiên là do công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam kém phát triển nên phần lớn linh kiện ô tô đều được nhập khẩu từ nước ngoài và phải chịu thuế nhập khẩu và các chi phí logistics cao, khiến cho giá linh kiện ô tô tại Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến chi phí sản suất ô tô tại Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực.
Tiếp theo là các nước trong khu vực có sản lượng tiêu thụ lớn gấp nhiều lần Việt Nam. Năm 2018, sản lượng tiêu thụ ô tô tại Thái Lan đạt 2 triệu xe, trong khi tại Việt Nam sản lượng tiêu thụ chỉ đạt gần 300 nghìn xe. Sản lượng tiêu thụ lớn giúp các nhà máy sản xuất ô tô tại các nước này có thể sản xuất đại trà với số lượng lớn và có chi phí thấp hơn nhiều so với tại Việt Nam.
Hiện nay, chi phí sản xuất ô tô tại Việt Nam đang cao hơn khoảng 20% so với các nước trong khu vực.
Chi phí sản xuất ô tô tại Việt Nam đang cao hơn khoảng 20% so với các nước trong khu vực |
3. Tiềm năng phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Theo bà Nguyễn Thị Xuân Thuý, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương, thị trường ô tô đang rất tiềm năng khi đang trong giai đoạn dân số vàng với gần 100 triệu dân và tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh. Đây là những khách hàng tiềm năng của dòng xe cá nhân được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh từ nay đến năm 2030.
Trong khi đó tỷ lệ sở hữu ô tô ở Việt Nam còn ở mức rất thấp khoảng 23 xe/1.000 dân, tại Thái Lan tỷ lệ này là hơn 200 xe/1.000 dân, tại Malaysia là 450 xe/ 1.000 dân. Dự báo tỷ lệ này sẽ tăng nhanh trong thời gian tới để bắt kịp xu hướng của các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam năm 2018 chỉ đạt 2.587 USD. Dự báo năm 2020 khi thu nhập bình quân đầu người đạt 3.000 USD và tỷ lệ sở hữu xe đạt 50 xe/ 1.000 dân, thị trường ô tô Việt Nam sẽ bước vào xu thế ô tô hoá và tăng trưởng rất mạnh mẽ.
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện với các dự án lớn như cao tốc Bắc- Nam, các dự án cao tốc kết nối giữa các tỉnh, thành phố cũng là yếu tố thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô phát triển trong thời gian tới.
| Toyota Vios ưu đãi 85 triệu, lập đáy mới Toyota Vios được ưu đãi tới 85 triệu đồng, trong đó mức giảm tiền mặt tới 60 triệu đồng, mức thấp chưa từng có trong ... |
| Bỏng mắt với dàn mỹ nữ tại Vietnam AutoExpo 2019 Dàn người đẹp trẻ trung, gợi cảm là tâm điểm thu hút nhiều sự chú ý của khách tham quan tại triển lãm Vietnam AutoExpo ... |
| VinFast, Mitsubishi dự Vietnam AutoExpo 2019 Vietnam AutoExpo 2019 đã khai mạc tại Hà Nội với sự tham gia của VinFast, Mitsubishi cùng một số thương hiệu mô tô phân khối ... |
| Giá Kia Morning giảm mạnh, cạnh tranh Hyundai Grand i10 Tháng 6/2019, giá Kia Morning giá mạnh nhằm tăng sức cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc, đặc biệt là Hyundai Grand i10. |