Thuế ưu đãi linh kiện không được gia hạn, giá ô tô có thể tăng?
Thay đổi thuế tiêu thụ đặc biệt, giá ô tô sẽ giảm Nghiên cứu, bổ sung chính sách cho ngành ô tô Việt Nam Chính sách là yếu tố tác động mạnh đến thị trường ô tô Việt |
Ngày 16/11/2017, Chính phủ đã có Nghị định 125/2017/NĐ/-CP (sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ) trong đó, đã bổ sung Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất lắp ráp xe ô tô (gọi tắt là Chương trình) thực hiện từ 16/11/2017 đến 31/12/2022.
Theo đó, các doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện đề ra trong Chương trình được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với linh kiện ô tô nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được.
Hiện nay, chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện cho sản xuất lắp ráp là một trong những ưu đãi đặc biệt và quan trọng nhất cho các nhà sản xuất ôtô. Trong bối cảnh Việt Nam đang dần mở cửa cho xe nhập khẩu nguyên chiếc theo các hiệp định thương mại tự do, việc tiếp tục gia hạn ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện là cần thiết để hỗ trợ tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Còn 1 năm nữa Chương trình ưu đãi thuế cho ôtô sản xuất trong nước mới kết thúc nhưng để có thể chuẩn bị kế hoạch sản xuất cũng như phát triển, Hiệp hội Các nhà Sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) và các doanh nghiệp cũng như địa phương đã đề xuất Chính phủ sớm có quyết định tiếp tục gia hạn Chương trình này hay không. Trong trường hợp không được gia hạn, nhiều hãng xe sản xuất, lắp ráp xe trong nước sẽ phải đội thêm nhiều chi phí cho khâu linh kiện, phụ tùng ôtô, đặc biệt khi tỉ lệ nội địa hóa của nhiều đơn vị vẫn chưa có và như một hệ quả tất yếu, giá bán của nhiều mẫu xe sẽ phải điều chỉnh.
Trước thông tin đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì rà soát, đánh giá tổng thể việc thực hiện Chương trình nghiên cứu cũng như đề xuất các nội dung cần sửa đổi hoặc bổ sung nếu tiếp tục gia hạn. Theo đó, trong văn bản ký ngày 13/7/2021, Bộ Tài chính đề nghi các Bộ, ngành đánh giá chi tiết kết quả thực hiện Chương trình và đề nghị Bộ Công thương cùng VAMA có ý kiến đóng góp với nội dung dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 57/2020/NĐ-CP và gửi lại sớm trước ngày 20/7/2021.
Liên quan đến vấn đề này, trong văn bản gửi lấy ý kiến các bộ, ngành chức năng, doanh nghiệp, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương và VAMA có ý kiến đóng góp với nội dung dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 57/2020/NĐ-CP. Đặc biệt các cơ quan này cần có đánh giá chi tiết về kết quả thực hiện Chương trình. Việc đóng góp ý kiến này cần được gửi sớm trước ngày 20/7/2021.
Về việc xem xét quyết định thực hiện tiếp Chương trình, trong dự thảo lấy ý kiến đóng góp, Bộ Tài chính cho rằng, việc tiếp tục thực hiện là cần thiết. Tuy nhiên cơ quan này cũng đưa ra một số điểm cần sửa đổi liên quan đến: điều kiện khí thải, kỳ xem xét ưu đãi thuế, sản lượng chung và sản lượng tối thiểu…
Trước đó, ngày 25/5/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 57/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 122/2016/NĐ-CP và Nghị định 125/2017/NĐ-CP) trong đó, đã sửa đổi bổ sung nhiều nội dung của Chương trình ưu đãi thuế cho phù hợp với yêu cầu và bối cảnh mới.
Top 10 xe bán chậm nhất tháng 6/2021: Chủ yếu xe Nhật Trong số Top 10 mẫu xe bán chậm nhất tháng 6/2021, thì có 9 mẫu xe mang thương hiệu Nhật Bản, riêng Toyota có 5 ... |
Xe hạng A: VinFast Fadil bỏ xa các đối thủ Tháng 6, VinFast Fadil bán được 2.552 xe, tiếp tục trở thành mẫu xe bán chạy nhất thị trường và hoàn toàn áp đảo các ... |
Vướng dịch, Hyundai Santa Fe 2021 vẫn hút khách Bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19, Hyundai Santa Fe 2021 vẫn hút khách với hơn 1.300 xe bán ra trong tháng 6 |