Nhọc nhằn mua ô tô chơi Tết
TIN LIÊN QUAN | |
Giá Toyota Vios tăng 30 triệu đồng | |
Giá xe Mazda tăng nhẹ, khan hàng | |
Honda CR-V 2018 bất ngờ đội giá tới 100 triệu đồng |
“Thượng đế” bị hành
Mong ngóng thông tin CR-V 7 chỗ từ giữa năm 2017 và chờ đến khi xe ra mắt trung tuần tháng 11, anh Hải (Bắc Ninh) vẫn phải chờ thêm 2 tháng nữa mới biết giá chính thức của chiếc xe mình mong đợi. Dẫu vậy, anh có phần thất vọng khi giá công bố của chiếc CR-V 1.5L lên tới 1,256 tỷ đồng, cao hơn công bố tại thời điểm ra mắt tới gần 160 triệu đồng.
Khách mua xe Honda CR-V 2018 phải mua thêm khoảng 50 triệu đồng tiền phụ kiện, thậm chí đóng thêm 100 triệu đồng tiền mặt |
Dẫu vậy, sau khi bàn bạc và thống nhất với vợ, anh vẫn quyết tâm mang theo 50 triệu đồng đến một đại lý ô tô Honda khu vực Hà Nội để đặt cọc mua ô tô chơi Tết. Tuy nhiên, thất vọng nối tiếp thất vọng. Anh đành ôm theo tiền và “cục tức” to tướng khi nhân viên bán hàng yêu cầu anh chồng thêm đủ 100 triệu tiền mặt, không mặc cả, thì sẽ được nhận xe ngay.
Ở một trường hợp khác, anh Tuấn (Quảng Ninh) có nhu cầu mua một chiếc sedan tầm giá 600 triệu đồng và sau khi cân nhắc, Toyota Vios 1.5G và Honda City 1.5 TOP là hai mẫu xe anh ưu tiên lựa chọn. Tuy vậy, khi tìm đến nhiều đại lý Toyota, anh đều được các nhân viên bán hàng chào mua xe đúng giá đề xuất, đi kèm yêu cầu mua thêm khoảng 25-30 triệu đồng tiền phụ kiện, tăng vọt so với mức giảm khoảng 20 triệu đồng tiền mặt và được tặng 20 triệu đồng tiền phụ kiện khi anh hỏi hồi trung tuần tháng 12.
Những tưởng chỉ xe Toyota đắt hàng đội giá, anh Tuấn quay sang các đại lý ô tô Honda nhưng cũng chán nản khi tình trạng diễn ra tương tự, Honda City 1.5TOP được chào bán đúng giá niêm yết đi cùng yêu cầu mua thêm 25 triệu đồng tiền phụ kiện, nhưng không phải màu nào cũng có xe nhận trước Tết.
Khách mua Toyota Vios, Fortuner bị ép mua phụ kiện |
Dành dụm tiết kiệm sau một thời gian dài, cuối tháng 12/2017, chị Linh (Hà Nội) tìm đến một showroom Hyundai và quyết định ký hợp đồng mua một chiếc Santa Fe máy xăng giá 1,015 tỷ đồng sau khi được tư vấn bán hàng hứa chắc sẽ giao xe vào trung tuần tháng 1/2018. Thời điểm này chiếc xe cùng loại nhưng máy dầu giá 1,065 tỷ đồng.
Tới ngày hẹn lấy xe, chị liên lạc với nhân viên tư vấn thì được báo đến đầu tháng 2 mới có xe và nếu không đợi thì có thể rút tiền đặt cọc. Liên hệ với quản lý của đại lý, chị Linh được tư vấn lấy xe máy dầu thì có xe luôn, nhưng giá là 1,15 tỷ đồng, nghĩa là cao hơn thời điểm chị ký hợp đồng tới 85 triệu đồng. Sau một hồi thương lượng trả giá, đại lý đồng ý bán cho chị với giá 1,07 tỷ đồng nhưng được khuyến nghị mua thêm phụ kiện.
Đến hẹn, chị mang tiền đến lấy xe nhưng đại lý lúc này kiên quyết nếu chị không mua thêm 20 triệu đồng phụ kiện thì họ không giao xe, chờ sau Tết bản máy xăng về thì lấy. Bất bình trước kiểu làm ăn tiền hậu bất nhất, từ chỗ khuyến nghị đến chỗ ép buộc, chị Linh rút toàn bộ tiền cọc. Chị chia sẻ trên mạng xã hội “Em buồn cho cách làm việc thiếu chuyên nghiệp của một đại lý Hyundai lớn. Em đi mua xe mà như đi ăn xin họ ấy. Chỉ vì một chút lợi nhuận mà họ ép khách quá đáng. Tưởng đi mua xe là vui vẻ ai ngờ rước thêm một cục tức rất lớn”.
Nguồn cung khan hiếm, “văn hóa” hàng chợ lên ngôi
Khách mua Hyundai Santa Fe cũng bị "hành" |
Theo quan sát của AutoBikes, những trường hợp như anh Hải, anh Tuấn hay chị Linh đang diễn ra khá phổ biến, tạo ra một bức tranh xám màu trên thị trường ô tô Việt Nam cuối năm 2017, đầu năm 2018. Nằm trong danh sách này có hàng loạt mẫu xe của các thương hiệu ô tô lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc như Honda CR-V 2018, Honda City, Toyota Vios, Toyota Altis, Toyota Fortuner, Hyundai Santa Fe…
Nhiều mẫu xe của các thương hiệu khác không bị ép mua phụ kiện nhưng cũng bị cắt sạch khuyến mại, bán ngang giá đề xuất nhưng cũng không có xe để nhận trước Tết. Có trường hợp như Mazda CX-5 2018 cũng điều chỉnh tăng giá niêm yết từ 10-30 triệu đồng so với công bố khi ra mắt nhưng hiện hầu như không còn xe giao trước Tết nguyên đán.
Mazda CX-5 2018 cũng điều chỉnh tăng giá niêm yết từ 10-30 triệu đồng so với công bố khi ra mắt |
Tình trạng khách hàng mua ô tô chơi Tết bị ‘hành hạ’ chủ yếu quy luật cung cầu và đạo đức kinh doanh của đại lý ô tô.
Cụ thể, sự xuất hiện của quy định mới thắt chặt nhập khẩu ô tô có hiệu lực từ 1/1/2018 đã khiến hoạt động nhập ô tô đóng băng, hầu như toàn bộ các xe còn trên thị trường đều là xe nhập về trước đó. Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), lượng xe nhập khẩu năm 2017 (chủ yếu là xe du lịch) chiếm khoảng 30% tổng lượng xe tiêu thụ trên thị trường (bao gồm cả xe tải).
Người dùng có nhu cầu mua xe quay sang xe lắp ráp trong nước nhưng nguồn xe này cũng bị hạn chế do năng lực có hạn, việc chờ đợi để được hưởng lợi từ thuế nhập khẩu linh kiện giảm khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn.
Về phần mình, không chỉ có quy luật mua xe trước Tết Nguyên đán tăng cao, nhu cầu mua xe đầu năm 2018 cũng tăng vọt sau khi người dùng đã kìm nén chờ đợi sang 2018 những mong thuế giảm, giá xe giảm sâu, nay không thể chờ đợi thêm nữa.
Như vậy, trong khi nguồn cung bị thắt chắt, nhu cầu bùng nổ dẫn tới hiện tượng giá ô tô 2018 không những không giảm sâu mà còn tăng vọt. Cũng chính vì sự mất cân bằng quá lớn này, đại lý ô tô có cơ hội ép khách. Tuy vậy, điều này cũng thể hiện yếu tố đạo đức kinh doanh của đại lý ô tô, khi vì lợi nhuận mà tìm mọi cách để ép khách hàng, những người mà họ gọi là ‘thượng đế’ trong câu cửa miệng hàng ngày của họ.
Văn hóa kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận là số 1 đã diễn ra ở nhiều ngành nghề lĩnh vực trong nhiều năm qua, trong đó lĩnh vực xe máy là sự loạn giá công khai, phổ biến trên toàn quốc của xe máy Honda. Những tưởng những người mua xe máy thường có thu nhập thấp hơn và cam chịu nhưng đến những khách mua ô tô bạc tỷ cũng bị ép mua xe kiểu hàng chợ.
Thị trường ô tô Việt Nam đang méo mó vì mất cân bằng cung cầu và đạo đức kinh doanh |
Rõ ràng, hiện tượng này sẽ bị hạn chế rất nhiều nếu có sự mạnh mẽ quyết liệt của nhà sản xuất, sự thay đổi của nhà phân phối, thái độ của người dùng và vô cùng quan trọng là sự giám sát xử lý nghiêm vi phạm của các cơ quan quản lý Nhà nước. Có như vậy, thị trường ô tô Việt Nam mới sáng màu hơn, khách mua ô tô mới nhận được đầy đủ giá trị cả vật chất và tinh thần tương xứng với đồng tiền mà họ bỏ ra.
Nguyễn Kiên (LSVN)
Chất lượng xe Toyota không ảnh hưởng từ bê bối thép Kobe Toyota khẳng định chất lượng và hiệu suất các mẫu xe do công ty này sản xuất không bị ảnh hưởng từ bê bối thép ... |
Xe Mazda 'ăn' xăng ít nhất tại Mỹ Xe Mazda 'ăn' xăng ít nhất tại Mỹ năm thứ 5 liên tiếp nhờ ứng dụng công nghệ SkyActiv |
Honda Việt Nam lập kỷ lục mới về bán ô tô Honda Việt Nam đạt kỷ lục doanh số ô tô năm 2017 đạt hơn 12.000 xe, tăng 6% so năm trước |
Giá xe Mazda tăng nhẹ, khan hàng Giá xe Mazda tăng nhẹ 5- 10 triệu đồng nhưng rất nhiều mẫu xe phải đợi tới sau Tết nguyên đán mới có hàng. |
Honda CR-V 2018 bất ngờ đội giá tới 100 triệu đồng Giá thực tế Honda CR-V 2018 tại đại lý tăng cao nhất tới 100 triệu đồng, sau khi giá niêm yết tăng gần 160 triệu ... |