Hàng nghìn chiếc Porsche, Audi bị Mỹ tạm giữ vì linh kiện từ Trung Quốc
Volkswagen Tiguan giảm 500 triệu đồng tại đại lýVolkswagen Teramont X về đại lý, chờ ngày ra mắtVolkswagen Viloran ra mắt Việt Nam, giá hơn 1,9 tỷ đồng |
Số xe bị tạm giữ gồm khoảng 1.000 chiếc Porsche, hàng trăm chiếc Bentley và vài nghìn chiếc Audi. Nguyên nhân của sự việc này là do một bộ phận điện tử sản xuất tại Tây Trung Quốc, nơi bị nghi ngờ sử dụng lao động cưỡng bức, vi phạm luật chống lao động cưỡng bức của Mỹ.
Theo Financial Times, hãng Volkswagen không biết về nguồn gốc của các chi tiết phụ tùng này vì nó đến từ nhà cung cấp phụ nằm sâu trong chuỗi cung ứng. Sau khi có nghi vấn về việc linh kiện vi phạm đạo luật, hãng đã hoãn giao xe tới cuối tháng 3.
Bên cạnh đó, Volkswagen đã thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Mỹ về việc những linh kiện phụ tùng này đến từ miền Tây Trung Quốc.
Theo Đạo luật chống lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ năm 2021, các sản phẩm được sản xuất bằng lao động cưỡng bức ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc, cũng như các khu vực khác, đều bị cấm nhập khẩu vào Mỹ. Mặc dù nguồn gốc chính xác của các linh kiện ô tô này chưa được tiết lộ công khai nhưng nó được cho là có nguồn gốc từ “miền Tây Trung Quốc”.
Trong một tuyên bố của mình, Volkswagen cho hay: “Ngay sau khi nhận thông tin về những cáo buộc liên quan đến một trong những nhà cung cấp phụ của chúng tôi, chúng tôi đã điều tra vấn đề. Chúng tôi sẽ làm rõ sự thật và sau đó thực hiện các bước thích hợp. Đó có thể là việc chấm dứt hợp tác với nhà cung cấp nếu chúng tôi xác nhận được những vi phạm nghiêm trọng”.
Volkswagen đã thông báo cho chủ sở hữu những chiếc xe bị ảnh hưởng bằng một lá thư, giải thích rằng các linh kiện gặp vấn đề là một “bộ phận điện tử nhỏ nằm trong bộ điều khiển và bộ phận này sẽ được thay thế”. Tuy nhiên, bức thư không tiết lộ nguồn gốc của bộ phận đó.
Trong tuyên bố gửi đến Fox Business, Volkswagen xin lỗi về bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc giao hàng và cho biết họ đang tích cực liên hệ với từng khách hàng để cập nhật thông tin.
VW nhấn mạnh sự nghiêm túc trong việc xử lý các cáo buộc vi phạm nhân quyền, bao gồm cả lao động cưỡng bức, không chỉ trong nội bộ công ty mà còn trong toàn bộ chuỗi cung ứng. "Chúng tôi nỗ lực giải quyết bất kỳ rủi ro hoặc khả năng vi phạm nhân quyền nào càng nhanh càng tốt," VW khẳng định.
Đây không phải lần đầu tiên hoạt động kinh doanh của Volkswagen tại khu vực Tân Cương gây chú ý. Nhà sản xuất này hiện vận hành một cơ sở liên doanh ở thủ đô Urumqi của Tân Cương cùng với SAIC. Đầu tuần này, họ cho biết sẽ “định hướng kinh doanh trong tương lai” ở khu vực này sau khi báo chí Đức đưa ra những tuyên bố về lao động cưỡng bức.
Nhà sản xuất này đã bắt đầu thay thế các linh kiện cho chính những chiếc ô tô bị mắc kẹt tại cảng nhưng việc giải quyết tồn đọng có thể mất vài tuần.
Đạo luật Phòng chống Lao động Cưỡng bức Uyghur năm 2021 là gì? Ngày 23/12/2021, Tổng Thống Hoa Kỳ ký thông qua Đạo Luật Chống Lao Động Cưỡng Bức với người Duy Ngô Nhĩ (the Uyghur ForcedLabor Prevention Act - UFLPA). Đạo Luật này có hiệu lực kể từ 21/6/2022. Đây là bước đi của Hoa Kỳ nhằm đẩy mạnh ngăn chặn nhập khẩu hàng hóa được khai thác, sản xuất tại Khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc hoặc bởi các thực thể có liên quan đến chính quyền Khu tự trị so với các công cụ pháp luật hiện hành. |
Doanh số Hyundai giảm mạnh trong tháng 1/2024 Kết thúc tháng 1/2024, tổng doanh số xe Hyundai chỉ có 3.569 xe bán ra, giảm đến 67% so với tháng trước đó. |
Kích cầu doanh số, Honda CR-V giảm hơn 100 triệu đồng tại đại lý Tháng 2/2024, Honda CR-V được giảm 50% phí trước bạ và ưu đãi hấp dẫn từ đại lý... tổng mức giảm tiền mặt lên tới ... |
Điểm danh loạt xe máy mới ra mắt thị trường Việt Nam đầu năm 2024 Đầu năm 2024, thị trường Việt Nam đã chào đón những mẫu xe máy mới, phiên bản mới tới từ nhiều thương hiệu như Honda, ... |